Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

CHUYỆN MỘT NGƯỜI MẸ

23 năm trước , có một cô gái đầu bù tóc rối . gặp ai cũng cười cười ngổ ngáo. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ.Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền.Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên.
Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!".Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi. Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?".
Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có kết quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?".
Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra.

Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí. Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi". Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?
Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang. Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.
Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.
Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này.
Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!". Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng. Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn. Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn".

Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..." Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...".
Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!". "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!". Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!".
Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!".Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.
Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín.
Đây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra". Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ.Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.

Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó.Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.
Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi.
Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.
27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ
mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.
Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông.
Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được.
Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"
Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.
Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề.Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..."
Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.
Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU THƯ VIỆN TỈNH ĐĂK NÔNG - 2007

LỜI MỞ ĐẦU:

Ngày nay đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt từ kinh tế, chính trị cho đến văn hoá – xã hội…Đất nước đã đổi mới, nền kinh tế đã đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá với mức tăng trưởng GDP hàng năm là trên 7,5 %. Chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Liên Hợp Quốc từ đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Nói đến sự nghiệp văn hoá trên đà phát triển của Đất nước thì Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao sự nghiệp văn hoá lên hàng đầu, trong đó sự nghiệp thư viện đóng vai trò quan trọng. Góp phần xây dựng được một nền văn hoá Việt Nam: “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Việc phát triển thư viện sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Với tầm quan trọng của sự nghiệp Thư viện, Tôi xây dựng chính sách này với mong muốn giúp cho sự nghiệp Thư viện tại địa phương Tôi sẽ đáp ứng được tốt nhất nhu cầu văn hoá tinh thần ngày càng cao của người dân để con người Việt Nam ngày càng phát triển và đất nước Việt Nam ngày càng tiến lên hơn nữa.
Với tầm nhìn có hạn, do đó bài viết này khó tránh khỏi những sai sót rất mong quý Thầy cô sẽ có những đóng góp để Tôi rút kinh nghiệm cho những bài viết lần sau được hoàn thiện hơn.

Phần I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA PHƯƠNG VÀ HIỆN TRẠNG THƯ VIỆN TỈNH ĐĂK NÔNG.
Tỉnh Đăk Nông được tách ra từ tỉnh Đăk Lắk cũ từ năm 2004, với diện tích: 6.514,38 km2, dân số: 385.800 ( 2005 ).
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA PHƯƠNG: Cũng như các tỉnh khác ở vùng Tây Nguyên, Đăk Nông có nhiều thành phần dân tộc, như: Việt (Kinh), M’Nông, Êđê, Nùng, Tày, …
Gia Nghĩa là Thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đắc Nông. Thị xã Gia Nghĩa được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ – CP ngày 27 tháng 06 năm 2005 của Chính phủ Việt Nam.
Thị xã Gia Nghĩa có diện tích 286,64 km2. Có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các Phường Nghĩa Thành, Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Trung, và các xã Đắc R’Moan, Quảng Thành, Đắc Nia.
Về dân số: Thị xã Gia Nghĩa với dân số là 45.559 người (tháng 06 năm 2005). Dân số chủ yếu là người Kinh chiếm tới 90 %. Về tôn giáo: có hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công Giáo. Dân số Thị xã hầu hết là dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung do đó đã tạo nên những nét văn hoá đa dạng và phong phú cho Thị xã.
Về kinh tế: Kinh tế chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm như: càfê, tiêu, điều… Năm 2005 GDP bình quân đầu người là 1000$. Tỉ trọng công nghiệp chiếm 20,8 % GDP năm 2005 từ 6,9 % năm 2000 (trước khi tách tỉnh), dịch vụ tăng lên 28,4 % từ 14,2 %. Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %. Nơi đây cũng bắt đầu xuất hiện nhiều nhà máy chế biến nông sản đóng trên địa bàn.
Về văn hoá – giáo dục: Nét đặc sắc của Đắc Nông nói chung và Thị xã Gia Nghĩa nói riêng có lẽ phần nào là rất nhiều của Đắc Lắc do một thời gian dài Tỉnh này là một khu vực của tỉnh Đăk Lắk.
Là một Thị xã và cũng là trung tâm của Tỉnh vì thế nơi đây thường xuyên diễn ra các phong trào văn hoá, đặc biệt phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội được phát động khắp nơi, được quần chúng nhân dân hưởng ứng và thực hiện đạt được nhiều kết quả cao..
II. HIỆN TRẠNG THƯ VIỆN TỈNH ĐĂK NÔNG.
Thư viện tỉnh Đăk Nông được thành lập vào năm 2004, trước đây nó là Thư viện huyện Đăk Nông, thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk, và là một bộ phận trong thiết chế Văn hóa của trung tâm văn hóa huyện Đăk Nông, (nay là trung tâm Văn hóa tỉnh Đăk Nông). Hiện tại trụ sở làm việc tạm thời đặt tại trung tâm thị xã Gia Nghĩa và đề án xây dựng Thư viện mới vẫn được đặt ở thị xã Gia Nghĩa.
Đăk Nông trước kia khi còn thuộc địa phận của tỉnh Đắc Lắk và chưa được tách Sau khi tách ra thành Tỉnh Đắc Nông vào năm 2004 thì đến ngày 27/06/2005 Gia Nghĩa mới được nâng lên thành Thị xã tỉnh lỵ của Tỉnh Đắk Nông. Chính vì thế, cơ sở vật chất trụ sở ra thì Thị xã Gia Nghĩa chỉ là một thị trấn của Huyện Đắk Nông thuộc Tỉnh Đắc Lắk. làm việc của các cơ quan hầu hết vẫn là tạm bợ hoặc sử dụng lại địa điểm cũ đã xuống cấp và nhỏ bé và Trung tâm Thông tin – Thư viện của tỉnh cũng không nằm ngoài điều đó.
Là Thư viện của một tỉnh mới tách, Thư viện tỉnh Đăk Nông, sau 4 năm thành lập đến nay vẫn chưa có chính sách phát triển vốn tài liệu, bên cạnh đó tồn tại rất nhiều yếu kém vẫn chưa khắc phục được, cụ thể như sau:
1. Thực trạng vốn tài liệu và mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
a. Thực trạng vốn tài liệu:
Hiện tại, Thư viện tỉnh Đăk Nông có tổng số 47.955 tài liệu. Trong đó, có 38.489 cuốn sách với 13.163 tên sách, 9.366 báo, tạp chí, và 100 đĩa CD.
Nội dung chủ yếu của các tài liệu là khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, văn học, sách thiếu nhi, …Cụ thể như sau:
+ Khoa học xã hội: 13.856 cuốn, với 4.618 tên sách.
+ Khoa học tự nhiên: 6.158 cuốn, với 2.052 tên sách.
+ Văn học: 13.086 cuốn, với 4.526 tên sách.
+ Thiếu nhi: 3.848 cuốn, với 1.282 tên sách.
+ Nội dung khác: 1.541 cuốn, với 685 tên sách.
+ Tài liệu tiếng nước ngoài có 1.154 cuốn, với 372 tên sách.
+ Tài liệu tiếng Việt có 37.335 cuốn, với 12.791 tên sách.
100 đĩa CD có trong thư viện không phải là do thư viện bổ sung, mà là có được từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Atlantic Philanthropies tài trợ và các nguồn khác trong nước.
Nhìn chung, chất lượng của các tài liệu được đảm bảo cả về hình thức và nội dung.
b. Mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
Với số lượng tài liệu đang có, Thư viện tỉnh Đăk Nông vẫn chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu của người dùng tin. Vì nhu cầu của người dùng rất phong phú và đa dạng, đôi khi những yêu cầu của người dùng tin về những tài liệu mà thư viện không có hoặc có những yêu cầu muốn cán bộ thư viện mang tài liệu đến phục vụ tận nhà cho người dùng tin đã cao tuổi, rất khó khăn trong việc đi lại nhưng do số lượng cán bộ có hạn nên thư viện vẫn chưa đáp ứng được.
Vì là Thư viện của một tỉnh mới thành lập, còn trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, nên Thư viện tỉnh Đăk Nông vẫn chưa có hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ nhu cầu tìm tin của người dùng. Đồng thời, 100 đĩa CD mà thư viện đang có vẫn chưa thể mang ra để phục vụ.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đăk Nông là một tỉnh mới thành lập nên nguồn Nhân lực, cũng như trang thiết bị, cơ sở vật chất của tỉnh vẫn chưa hoàn thiện, thực tế là các cơ quan hành chính, trung tâm văn hóa, giáo dục vẫn đang trong quá trình quy hoạch chuẩn bị xây dựng, hoặc đang xây dựng. Thư viện tỉnh Đăk Nông cũng không nằm ngoài điều đó.
Trung tâm Thông tin – Thư viện của tỉnh Đăk Nông hiện nay chưa có trụ sở chính thức,việc xây dựng trụ sở vẫn còn là đề án chưa được thực thi, trụ sở làm việc hiện tại của Trung tâm là mượn lại trụ sở của Ủy ban Kiểm Tra ( tầng I – 3 phòng ). Đây cũng chỉ là nơi để chứa sách và cũng là điểm để các cán bộ Thư viện xử lý nghiệp vụ chuyên môn, mỗi phòng diện tích khoảng 18m2 . Còn địa điểm để bạn đọc lui tới thỏa mãn nhu cầu đọc của mình, lại là một phòng nhỏ không quá 40m2 của Trung tâm Văn hóa tỉnh (Trung tâm Văn hóa chỉ là một khu nhà cấp bốn, trụ sở mới vẫn đang xây dựng ), bao gồm cả kho sách và không gian đọc. Chưa có máy vi tính để phục vụ bạn đọc tìm tin, bàn làm việc của thủ thư chỉ là một bàn nhỏ dài 1m, có một máy vi tính, công dụng của nó để nhập những thông tin về các bạn đọc mượn tài liệu mang về nhà. Trong phòng đọc chỉ có một dãy bàn dài hơn 3m là điểm để bạn đọc ngồi đọc. Ngoài ra, Thư viện còn được trang bị hai máy vi tính nữa, một máy đặt tại phòng làm việc của giám đốc, và là phòng làm việc của kế toán. Máy còn lại đặt trong phòng nghiệp vụ với mục đích đăng ký vốn tài liệu. Do không gian quá chật hẹp nên phòng chứa sách, cũng như kho sách phục vụ bạn đọc được sắp xếp rất lộn xộn. Sách ở phòng đọc được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt và kín hết tất cả mọi giá.
Hiện tại, Thư viện vẫn chưa có tủ mục lục, tất cả chỉ còn trong quá trình thực hiện. Bạn đọc tìm sách cần mượn thông qua các danh mục sách được in sẵn. Có hai hình thức mượn, đó là mượn về nhà và mượn đọc tại chỗ. Muốn mượn về nhà bạn đọc phải cược lại cho thư viện số tiền cược bằng 200% giá trị cuốn sách.
Một vấn đề nữa về cơ sở vật chất kỹ thuật của Thư viện tỉnh Đăk Nông là thiết bị khai thác tài liệu rất hạn chế. Thư viện chọn tài liệu bổ sung chỉ dựa vào danh mục sách của các nhà xuất bản và các nhà sách gửi đến cho Thư viện chứ cán bộ Thư viện không hề đi xem xét khảo sát thực tế. Mọi giao dịch mua bán sách đều thông qua bưu chính viễn thông và ngân hàng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của tài liệu.
3. Đội ngũ cán bộ thư viện:
Số lượng cán bộ làm việc ở Thư viện tỉnh Đăk Nông hiện tại có 8 cán bộ (kể cả kế toán ). Trong đó, có hai cán bộ là đã có nhiều năm công tác trong nghành, còn lại là các cán bộ trẻ mới ra trường. Có 4 cán bộ trình độ Trung cấp, 3 cán bộ trình độ Cao đẳng, và một cán bộ trình độ Đại học. Do nguồn nhân lực còn thiếu nên cán bộ kế toán cũng làm nhiệm vụ của một cán bộ Thư viện. Tuy nhiên, số tài liệu có trong Thư viện đều được các cán bộ xử lý hết. Nhưng vì trụ sở, trang thiết bị còn yếu kém nên tài liệu chưa được đưa qua phòng đọc, xếp lên giá để phục vụ bạn đọc.
Cán bộ trong Thư viện, ngoài hai thủ thư làm việc tại phòng đọc, còn những cán bộ khác vẫn chưa có sự phân công công việc một cách khoa học, Thư viện không có cán bộ chuyên làm nhiệm vụ bổ sung vốn tài liệu hay xử lý tài liệu,… mà các cán bộ trong Thư viện ai cũng có thể làm nhiệm vụ này hoặc nhiệm vụ khác nếu việc đó chưa ai làm. Điều này, làm cho hiệu quả công việc bị giảm sút và thiếu sự chặt chẽ do chưa xác định rõ ai đang làm nhiệm vụ cụ thể gì. Và một vấn đề nữa là với số lượng người dùng tin đến Thư viện, không gian làm việc ở Thư viện, việc bố trí đến 2 thủ thư là không hợp lý, nó quá nhiều so với mặt bằng chung của Thư viện.
4. Người dùng tin: Thư viện tỉnh Đăk Nông nằm ngay trung tâm thị xã Gia Nghĩa, là Thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đắc Nông, là trung tâm Văn hóa lớn nhất của tỉnh. So với các vùng khác trong toàn tỉnh, Gia Nghĩa là nơi tập trung nhiều cán bộ công chức, nhiều trường học, và đặc biệt người dân có đời sống kinh tế ổn định, mức thu nhập cao và dân số ngày càng tăng, tập trung đông hơn nữa. Tuy nhiên, phần lớn dân cư ở đây chủ yếu sống dựa vào trồng cây công nghiệp ( cà phê, điều, …), sáng vào rẫy từ sớm, tối mịt mới về. Nhu cầu dùng thư viện của người dân rất ít, họ ít chú ý đến việc đọc sách để cải thiện kỹ thuật trồng trọt hoặc giải trí. Bởi lẽ, người dân sản xuất hầu như dựa vào kinh nghiệm. Theo điều tra, 100 phiếu phát ra rải rác, thu lại 62 phiếu thì chỉ có 13 người là có dành thời gian đến Thư viện, họ là cán bộ công nhân viên chức và học sinh, 13 người biết đến Thư viện nhưng chưa đến,chủ yếu là những người ở khu vực gần Thư viện, số còn lại thì không hề biết rằng trong địa phương có Thư viện.
Người dùng tin đến Thư viện chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, và học sinh. Bình thường học sinh đến cũng không nhiều, chỉ dịp vào hè là đông nhất. Mỗi ngày trung bình không quá 30 lượt người đến Thư viện. Bạn đọc đến với Thư viện chủ yếu với mục đích giải trí và học tập ( đối với học sinh ). Người dân tại Thị xã Gia Nghĩa nói riêng và tỉnh Đăk Nông nói chung, trong những năm qua luôn quan tâm đến các hoạt động văn hoá, các loại hình học tập, vui chơi cho con em mình và cho con em mình đến tham gia. Chính vì thế việc phát triển sự nghiệp Thư viện nói chung, vốn tài liệu nói riêng là một hướng đi đúng.
Khi đời sống vật chất được nâng cao, người dân không còn phải lo đến cái ăn cái mặc nữa thì con em được đến trường và đi học đầy đủ, trình độ học vấn ngày càng tăng lên. Toàn Thị xã đã phổ cập xong bậc Tiểu học và hướng tới 100 % phổ cập bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Trên Thị xã có rất nhiều gia đình có con em đang đi học Cao Đẳng, Đại học
5. Kinh phí:
Kinh phí để Thư viện hoạt động do nhà nước cấp, có hai nguồn:
+ Nguồn chi dự toán thường xuyên là: 250 triệu / năm.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa là: 140 triệu / năm. Trong đó, 60 triệu dùng để bổ sung cho cơ sở ( các thư viện huyện ), mỗi năm thực hiện một lần.
Bốn năm qua, Thư viện tỉnh Đăk Nông chưa hề có một chương trình, hay một cuộc phát động nào để có thêm nguồn thu kinh phí cho Thư viện hoạt động.
6. Thị trường tài liệu:
Hiện nay trên cả nước có 64 nhà xuất bản và hàng trăm nhà sách, số lượng nhà sách ngày càng tăng lên.
Thư viện tỉnh Đăk Nông thường lấy sách từ nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Phụ Nữ, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, nhà sách Thăng Long, công ty phát hành sách Văn Hóa Việt, … Tài liệu của các nhà xuất bản và nhà sách này có chất lượng và tương đối phù hợp với nhu cầu của Thư viện, cũng như đáp ứng được yêu cầu của người đọc.
Thị trường tài liệu hiện nay càng ngày càng đa dạng và phức tạp, thế nhưng Thư viện vẫn trung thành với cách thức bổ sung vốn tài liệu là xem danh mục sách do các Nhà xuất bản, các công ty phát hành sách gửi về và chọn mua sách căn cứ vào nhan đề của sách. Việc chọn tài liệu bổ sung như thế này rõ ràng là rất bất hợp lý, nó có sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng về hình thức và nội dung của tài liệu, từ đó ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
Tóm lại, Trung tâm Thông tin – Thư viện tỉnh Đăk Nông còn quá nhiều yếu kém và cần thiết phải có chính sách phát triển hợp lý mới mong đáp ứng đựơc nhu cầu tin của nhân dân, đồng thời bắt kịp đà phát triển chung của đất nước.
II. NHẬN XÉT SO SÁNH
Mặc dù có nhiều khó khăn, yếu kém như nguồn nhân lực thiếu thốn, trụ sở còn nhỏ hẹp, thiếu phòng ban, người dùng tin còn ít biết đến, nhưng trong thời gian qua Trung tâm Thông tin – Thư viện tỉnh Đăk Nông đã góp phần thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tuyên truyền chính sách và pháp luật tới nhân dân. Đáp ứng được một phần nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của nhân dân trên địa bàn. Dù diện tích nhỏ hẹp, bị hạn chế về khoảng cách giữa nơi xử lý nghiệp vụ và nơi phục vụ người dùng tin nhưng Trung tâm vẫn luôn hoạt động đều đặn và đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
Trình độ cán bộ của Trung tâm hiện nay đang dần được hoàn thiện với việc Trung tâm cử cán bộ đi học các lớp đào tạo tại chức, đồng thời quan tâm tới những người trẻ tuổi được đi học nghành Thông tin – Thư viện.
So sánh với các Trung tâm Thông tin – Thư viện của các tỉnh lân cận thì Trung tâm Thông tin – Thư viện tỉnh Đăk Nông còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề bổ sung tài liệu, nhưng lại có nhiều điều kiện phát trển mạnh như là nơi tập trung nhiều cán bộ công nhân viên chức, trường học, trình độ nhận thức của người dân ngày càng cao và đặc biệt người dân có đời sống kinh tế ổn định, mức thu nhập cao và dân số ngày càng tăng, tập trung đông hơn nữa. Chính vì thế việc xây dựng chính sách phát triển vốn tài liệu, góp phần xây dựng Trung tâm ngày một phát triển hơn mới là hết sức cần thiết và cần có tầm cho tương lai.
Phần II: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU CHO THƯ VIỆN TỈNH ĐĂK NÔNG.
Lĩnh vực Thư viện là lĩnh vực đa dạng và phức tạp, mọi hoạt động của Thư viện đều nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện mọi mặt về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức…
Theo yêu cầu về chiến lược của Nhà nước thì đến năm 2010 chúng ta phải đạt mức hưởng thụ bình quân đầu người như sau: 10 bản báo cáo / người / năm, 5 bản sách / người / năm, 60 % người dân xem phim truyện Việt Nam, 30 % đến 40 % người dân sử dụng Internet.
Những chỉ tiêu trên, hiện tại Thư viện tỉnh Đăk Nông vẫn chưa đạt tới, cần phải có chính sách để đạt tới và cần phải nâng cao các chỉ tiêu ấy trong thời gian tiếp theo.
Một Thư viện phải có chính sách phát triển để đảm bảo sự phát triển của Thư viện một cách cân đối với các nghành nghề khác, các yếu tố tạo nên Thư viện, và giữa các hệ thống Thư viện; Đảm bảo sự phát triển một cách hợp lý và bền vững, đó là không có sự lãng phí và đảm bảo sự phát triển thường xuyên
I. VAI TRÒ CỦA VỐN TÀI LIỆU
Vốn tài liệu là cơ sở hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện, là một trong những tiêu chí để xếp hạng Thư viện. Nó không những là nhân tố hàng đầu mà còn là nhân tố quyết định đến Thư viện.
Vốn tài liệu là cơ sở để Thư viện thực hiện chức năng xã hội, Thư viện có bốn chức năng:
+ Chức năng văn hóa: Thể hiện ở khía cạnh lưu trữ, và luân chuyển tài liệu.
+ Chức năng giáo dục: Thỏa mãn nhu cầu tự học, tự nghiên cứu thông qua việc phục vụ tài liệu, đào tạo người dùng tin.
+ Thỏa mãn nhu cầu dùng tin cho người dùng tin, tạo ra sản phẩm đơn vị thông tin, còn thông qua triển lãm, trưng bày, báo cáo chuyên đề,…
+ Chức năng giải trí: Thỏa mãn nhu cầu thông qua việc phục vụ tài liệu.
II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN TỈNH ĐĂK NÔNG TỪ 2010 ĐẾN 2015.
Xây dựng chính sách phát triển vốn tài liệu là một văn bản tập hợp một cách có hệ thống những nguyên tắc, tiêu chí cho toàn bộ hoạt động xây dựng vốn tài liệu trong cơ quan Thông tin – Thư viện. Do đó ngay từ khi bắt đầu xây dựng chính sách chúng ta phải chú trọng đến những nguyên tắc và tiêu chí của nó.
Thị xã Gia Nghĩa mặc dù mới được thành lập vào năm 2005 dân số không đông nhưng trong tương lai không xa nơi đây sẽ là nơi tập trung đông dân cư, nhiều nhà máy, khu công nghiệp cùng với việc xây dựng một trường Cao đẳng của tỉnh tại địa bàn sẽ làm cho hoạt động nghiên cứu, học tập và vui chơi giải trí ở nơi đây diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu tin của người dân sẽ tăng cao. Đồng thời Thị xã còn là trung tâm của Tỉnh do đó sẽ thu hút được nhiều người dân ở các Huyện lân cận đến thưởng thức văn hoá và sinh hoạt học tập tại Trung tâm. Do đó, việc xây dựng chính sách phải hết sức chú ý đến những vấn đề trên. Tuy nhiên, cũng không nên xây dựng nhiều chỉ tiêu ngay một lúc sẽ gây nên tốn kém, lãng phí mà ta cần chia ra các hạng mục và xây dựng trước những gì cần thiết. Việc xin cấp kinh phí sẽ xin luôn một lúc nhưng khi xây dựng thì phân ra từng giai đoạn, từng hạng mục. Đồng thời, cần có những hoạt động khác để có nguồn thu kinh phí hoạt động ngoài nguồn cấp của nhà nước, và đó cũng là quỹ để xây dựng Thư viện sau này cũng như phát triển mức độ và quy mô phục vụ của Thư viện.
Chính sách này bao gồm các hạng mục phân loại theo nội dung, và ngôn ngữ như sau:
 Phân Theo Nội Dung:
+ Tin học.
+ Triết học, tôn giáo, khoa học xã hội:
+ Ngôn ngữ.
+ Khoa học tự nhiên, toán học:
+ Công nghệ
+ Y học
+ Nông nghiệp:
+ Nghệ thuật
+ Văn học
+ Lịch sử
+ Địa lý
+ Tài liệu có nội dung khác
 Phân Theo Ngôn Ngữ:
+ Tiếng Việt
+ Tiếng Anh
+ Các thứ tiếng khác
Xin soạn thảo nội dung chính sách phát triển vốn tài liệu 2010 – 2015 như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển vốn tài liệu của thư viện cả về số lượng và chất lượng, sớm đưa tình hình thư viện thoát khỏi những yếu kém, đẩy mạnh phục vụ nhu cầu của người dùng tin một cách có hiệu quả cao nhất.
2. Các chỉ tiêu định hướng về phát triển vốn tài liệu.
a. Chỉ tiêu: Số lượng tài liệu trong thư viện đến năm 2015 là 140.000 tài liệu, với 33.500 tên tài liệu.
Trong đó, 92.472 bản sách với 10.000 tên sách, 46.928 báo, tạp chí với , và 600 tài liệu đa phương tiện với 120 tên.
* Chỉ tiêu tài liệu phân loại theo nội dung:
+ Tin học: 11.000 bản sách, 3500 báo tạp chí, 40 tài liệu đa phương tiện.
Nội dung của tài liệu tin học ngắn gọn, chính xác, dể hiểu, có hình minh họa. Thường xuyên có sự cập nhật tài liệu mới vì mảng nội dung này luôn có sự đổi mới, phát triển.
+ Triết học, tôn giáo, khoa học xã hội:13.950 bản sách, 7.039 báo, tạp chí, 90 tài liệu đa phương tiện.
Nội dung của tài liệu này phải có giá trị khoa học, giá trị tư tưởng, và phù hợp với nhu cầu của thư viện.
+ Ngôn ngữ: 8000 bản sách, 100 báo, tạp chí, 60 tài liệu đa phương tiện. Nội dung phải chính xác, rõ ràng, dẽ sử dụng, đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin.
+ Khoa học tự nhiên, toán học: 13.000 bản sách, 7.039 báo, tạp chí, 90 tài liệu đa phương tiện. Nội dung của tài liệu này phải có giá trị khoa học, giá trị tư tưởng, dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu của thư viện.
+ Công nghệ: 7000 bản sách, 4.692 báo, tạp chí, 60 tài liệu đa phương tiện. Nội dung của tài liệu tin học ngắn gọn, chính xác, dể hiểu, có hình minh họa. Thường xuyên có sự cập nhật tài liệu mới vì mảng nội dung này luôn có sự đổi mới, phát triển.
+ Y học: 5.000 bản sách, 2.815 báo, tạp chí, 36 tài liệu đa phương tiện. Nội dung chính xác, dễ hiểu, có ảnh minh họa.
+ Nông nghiệp: 6.000 bản sách, 3.284 báo, tạp chí, 10 tài liệu đa phương tiện. Nội dung tài liệu chính xác, dễ hiểu.
+ Nghệ thuật: 5.580 bản sách, 2.815 báo, tạp chí, 80 tài liệu đa phương tiện. Nội dung lành mạnh, có giá trị nghiên cứu, nghệ thuật.
+ Văn học : 5.550 bản sách, 2.815 báo, tạp chí,12 tài liệu đa phương tiện. Nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn,…
+ Lịch sử: 9.300 bản sách, 4.692 báo, tạp chí, 60 tài liệu đa phương tiện. Nội dung rõ ràng, phản ánh sự thật chính xác, dễ nhớ, dễ hiểu, có ảnh minh họa.
+ Địa lý: 6.500 bản sách, 3.284 báo, tạp chí, 8 tài liệu đa phương tiện. Nội dung chính xác, đúng sự thật, có ảnh minh họa. Luôn luôn cập nhật cái mới.
+ Tài liệu có nội dung khác: 1.592 bản sách, 4.953 báo, tạp chí, 54 tài liệu đa phương tiện.
Tóm lại, nội dung tài liệu yêu cầu phải có giá trị tư tưởng và giá trị khoa học, phù hợp với nhu cầu của thư viện, của người dùng tin, và có khả năng nhân bản cao.
* Chỉ tiêu tài liệu phân loại theo ngôn ngữ:
+ Tiếng Việt: 89.589 bản sách, 45.052 báo, tạp chí, 528 tài liệu đa phương tiện.
+ Tiếng Anh: 2.790 bản sách, 1.407 báo, tạp chí, 60 tài liệu đa phương tiện.
+ Các thứ tiếng khác: 93 bản sách, 469 báo, tạp chí, 12 tài liệu đa phương tiện
b. Chỉ tiêu tính số người đọc trên mỗi bản tài liệu: 4 người dùng tin/tài liệu.
3. Nguồn cung cấp tài liệu: có hai nguồn chủ yếu:
+ Từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và Atlantic Philanthropies tài trợ.
+ Mua của các nhà xuất bản, các công ty phát hành sách.
Trước khi bổ sung tài liệu cho Thư viện, cần phải khảo sát thị trường trước. Không những căn cứ vào danh mục tài liệu mà các nhà xuất bản và các công ty phát hành sách gửi về mà cần phải tìm hiểu thêm thị trường tài liệu trên mạng và trực tiếp đến các nhà xuất bản, các công ty phát hành để được khảo sát trực tiếp. Từ đó, có những lựa chọn tài liêu đúng đắn, có chất lượng và phù hợp với người dùng tin.
+ Ngoài ra, cần tìm thêm các nguồn cung cấp tài liệu từ các hoạt động như: đi xin sách của các cá nhân, đoàn thể, …
4. Kinh phí: Ước tính khoảng 4 tỷ đồng, huy động bằng cách:
+ Từ nguồn cấp của nhà nước.
+ Từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
+ Từ việc huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp kinh doanh sách, báo.
+ Ngoài ra, còn tổ chức phát động nhiều cuộc quyên góp, các chương trình gây thêm quỹ.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH.
Không nóng vội, trước hết cần chú trọng giải quyết những yếu kém của thư viện
+ Gấp rút thực thi dự án xây dựng trung tâm Thông tin – Thư viện. Để công việc được diễn ra tốt và dự án sớm được hoàn thành xin đề nghị cho đấu thầu dự án.
+ Bổ sung thêm nguồn nhân lực, để thực hiện chuyên môn hóa trong công tác Thư viện. Thư viện cần có hai cán bộ thư viện chuyên làm nhiệm vụ bổ sung vốn tài liệu, các khâu khác cũng cần có sự chuyên môn hóa như vậy.
+ Trang bị cơ sở máy móc, trang thiết bị để phục vụ công tác bổ sung của cán bộ Thư viện, cũng như trang thiết bị phục vụ bạn đọc, hoặc xử lý nghiệp vụ, …
+ Gấp rút hoàn thành tủ mục lục để phục vụ cho nhu cầu tìm tin của người dùng tin một cách tốt hơn.
+ Hằng năm, Thư viện cần có sự trích nguồn kinh phí hoạt động để dùng trong việc cho cán bộ bổ sung đi khảo sát, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, việc này cần có những quy tắc, cũng như quy định phù hợp và chặt chẽ.
+ Với tình hình hiện tại của Thư viện, cần điều chỉnh lại số lượng cán bộ làm bên phòng phục vụ bạn đọc. Tùy theo những hoàn cảnh, tình hình của Thư viện trong những giai đoạn sau nữa, có thể thay đổi lại cho phù hợp.
+ Đề nghị Thư viện phải cho từ 2 – 3 cán bộ thư viện đi học thêm để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thư viện.
+ Cần tổ chức nhiều chương trình, hoạt động, nhằm tuyên truyền cho người dân trong địa bàn biết về hoạt động của Thư viện, như: chương trình quyên góp sách, chương trình gây quỹ hoạt động,...Đồng thời, có thêm nguồn thu kinh phí cho Thư viện hoạt động.
+ Hằng năm, phải có hoạt động khảo sát, điều tra nhu cầu của người dùng tin bằng các phiếu điều tra, hoặc thẩm vấn trực tiếp,…để Thư viện có những cơ sở để điều chỉnh hoạt động, nhằm phục vụ người dùng tin một cách tốt nhất.
+ Để đạt được mục đích hoạt động, để đưa Trung tâm Thông tin – Thư viện vào hoạt động tốt ta phải xin thêm nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu của Bộ để dựa vào đó chúng ta có những bước đi đúng hướng.
LỜI KẾT
Trên đây là bản thảo chính sách phát triển vốn tài liệu Thư viện tỉnh Đăk Nông từ 2010– 2015 tầm nhìn 2020. Tôi viết chính sách này với mong muốn sẽ giúp cho Trung tâm Thông Tin – Thư viện tỉnh Đăk Nông ngày một phát triển lên, đáp ứng ngày một đầy đủ hơn nhu cầu tin của người dân trên địa bàn cũng như người dân trên toàn Tỉnh, để sự nghiệp Thư viện là động lực giúp con người phát triển và thúc đẩy kinh tế, chính trị ngày một đi lên tiến kịp cùng trình độ phát triển chung của đất nước.
Bài viết này chắc chắn sẽ còn có nhiều thiếu sót và chưa được hoàn chỉnh. Chính vì thế, Tôi rất mong nhận được sự góp ý và đóng góp thêm ý kiến của quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn để đề án này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tỉnh HÒA BÌNH

TỈNH HÒA BÌNH
Nguồn lấy thông tin :
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_B%C3%ACnh#D.C3.A2n_c.C6.B0
http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7795
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2009/8/199302/
http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2009/9/21/240544/
http://khudothimoi.com/khudothimoi/hoabinh.html

Thời gian truy cập : 10h10, ngày 24 tháng 09 năm 2009

a. Tỉnh Hòa Bình
Điều kiện tự nhiên :
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
- Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa ; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C . Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5°C.
- Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đêù với các sông lớn như Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, ...
Dân số : Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/2009).[1]. Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa Bình chỉ có 786.964 người.
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.
Tỉnh này là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tớiHòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Đinh, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều con em người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình.
Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quí để phát triển du lịch công động và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình.
Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái Trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La.
Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình. Người H'mông sống tập trung ở xa Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh du cư, nhưng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đinh canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế - xã hội.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Danh lam thắng cảnh :
Địa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hòa Bình không thể quên nhắc đến những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.

Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như:
• Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 360°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.
Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari .
• Thung lũng Mai Châu thuộc Huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách. Đêm nghỉ lại ở nhà sàn Mai Châu, du khách sẽ được xem múa, hát, nghe nhạc cồng chiêng.
• Đà Bắc- một huyện vùng cao là điểm dừng chân lý tưởng của du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa. Đà Bắc với cảnh quan nguyên sơ yên ả, thơ mộng của thị trấn miền núi Tây Bắc.
Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ đơn sơ nhưng rất nên thơ.
• Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, nới tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc, với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40km tiện lợi về giao thông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, khu du lịch Suối Ngọc Vua Bà, Sân golf 54 lỗ ở xã Lâm Sơn , hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á, ... luôn rất hấp dẫn với du khách bốn phương
Thế mạnh kinh tế của tỉnh :
- Du lịch
- Thủy điện : Nói đến Hòa Bình , người ta thường nghĩ đến Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lớn nhất nhì đông nam Á , nơi hàng năm sản xuất hàng tỉ kilowatt giờ điện phục vụ mọi nhu cầu của người dân trên nhiều miền đất nước
- Nông nghiệp : Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.
Chủ tịch ủy ban nhân dân : Bùi Văn Tỉnh
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hòa Bình có 148,2 km2 diện tích tự nhiên và dân số 93.409 người (tháng 7 năm 2009), bao gồm 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát, Thái Bình, Tân Thịnh, Tân Hòa, Hữu Nghị, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất, Hòa Bình, Yên Mông, Thái Thịnh, Trung Minh.
Địa giới hành chính thành phố Hòa Bình: phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi; phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc; phía Nam giáp huyện Cao Phong; phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Văn hóa - Du lịch
Hòa Bình là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, thành phố còn hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mường. Đây là lợi thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch.
Một trong những tâm điểm phát triển du lịch của thành phố là Công viên văn hoá đồi Ba Vành – suối Trì khoảng 100 ha. Đây được được coi là 1 làng bảo tàng văn hoá, trong đó có 6 làng văn hoá là dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông. Trong đó, người dân sẽ được đào tạo cơ bản về du lịch nhằm bảo tồn những nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc.
TÌNH HÌNH
Thiên tai, hoả hoạn: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hàng năm thường xảy ra một số loại thiên tai ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh như lũ quét, mưa lũ, xả lũ sông Ðà, lốc, mưa đá, hạn hán. Theo thống kê sơ bộ, từ năm 1990-2000, trên địa bàn tỉnh xảy ra 82 vụ thiên tai, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân trong tỉnh là 110 tỷ đồng.

Dịch cúm H1N1: SGGP).- Ngày 8-8, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình chính thức xác nhận trường hợp đầu tiên ở tỉnh bị nhiễm virus cúm A/H1N1 là một bé gái 3 tuổi. Trước đó, vào ngày 6-8, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) tiếp nhận bệnh nhi Đinh Trần Quỳnh Trang, trú tại thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy với triệu chứng sốt, ho, đau họng. Sau khi lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, đến sáng 8-8, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác định trường hợp của bé Trang dương tính với virus cúm A/H1N1.
21/09/2009, Tại tỉnh Hòa Bình, đến sáng nay, trường Trung học Dân tộc Nội trú tỉnh đã có 30 em học sinh có các triệu chứng sốt cao, có biểu hiện của nhiễm cúm A/H1N1, trong đó có 3 em đang được điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả có 1 học sinh nữ dương tính với cúm A/H1N1.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

lenanguyen_music: CHIA TAY CUNG LA YEU

lenanguyen_music: CHIA TAY CUNG LA YEU

Nếu như thiên đường của hai chúng ta
giống như một bức tường hoa
phong tỏa mơ ước của anh
Hạnh phúc có phải là một cánh cửa sắt
ngăn không cho loài chim bay về phương nam.
Nếu như anh hướng về phía bầu trời
khao khát một đôi cánh
em sẽ buông tay để anh được bay vút lên
đôi cánh của anh không nên ở mãi một nơi nào đó
nhìn thời gian trôi qua
Nếu như lãng mạn đã biến thành vướng bận
thì em thà làm người đầu tiên vì anh mà quay lại với sự cô đơn
Nếu như dây dưa biến thành xiềng xích
thì em sẽ ném đi lời thề hẹn
Có một thứ tình yêu gọi là chia tay
vì yêu, em bỏ mơ ước thiên trường địa cửu
Nếu mình quen nhau làm anh phải bỏ hết tất cả
thà để tình yêu chân thật mang em đi
Vì yêu, em sẽ kết thúc giấc mơ thiên trường địa cửu
em ra đi bình yên để anh có tất cả
để tình yêu chân thật giúp em nói chia tay, Đánh mất anh
anh phải nhẫn tâm sắm vai người làm em đau khổ
vì rời xa anh
Đành mãi mãi lìa xa anh

Anh ơi! tình yêu không thể mua được hạnh phúc thì em xin được mua hạnh phúc cho em bằng nước mắt khi đánh mất anh, và hạnh phúc mai sau của anh.

CHIA TAY CŨNG LÀ YÊU

Nếu như thiên đường của hai chúng ta giống như một bức tường hoa phong tỏa mơ ước của anh Hạnh phúc có phải là một cánh cửa sắt ngăn không cho loài chim bay về phương nam. Nếu như anh hướng về phía bầu trời khao khát một đôi cánh em sẽ buông tay để anh được bay vút lên đôi cánh của anh không nên ở mãi một nơi nào đó nhìn thời gian trôi qua Nếu như lãng mạn đã biến thành vướng bận thì em thà làm người đầu tiên vì anh mà quay lại với sự cô đơn Nếu như dây dưa biến thành xiềng xích thì em sẽ ném đi lời thề hẹn Có một thứ tình yêu gọi là chia tay vì yêu, em bỏ mơ ước thiên trường địa cửu Nếu mình quen nhau làm anh phải bỏ hết tất cả thà để tình yêu chân thật mang em đi Vì yêu, em sẽ kết thúc giấc mơ thiên trường địa cửu Anh ra đi bình yên để anh có tất cả để tình yêu chân thật giúp em nói chia tay Đánh mất anh, em phải nhẫn tâm sắm vai người làm anh đau khổ vì rời xa anh Đành mãi mãi lìa xa anh. Nước mắt của tình yêu đâu mua được hạnh phúc, nhưng anh ơi! em mua hạnh phúc cho cuộc đời em bằng nước mắt âm thầm và bằng hạnh phúc của anh.