Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

21.8.2010

Con biết mình đã sai, con biết mình đã làm nhưng chuyện không nên, con khiến người khác đau đớn và cũng khiến trái tim mình đớn đâu!
Con làm sao quên đây, sao con có thể quên, ba má cho con biết được không?
cơn bão lòng ùa về khi con nghe một ca khúc buồn và con muốn mình buồn hơn!
Con muốn lòng với bớt những nhớ thương và ray rứt, nhưng có lẽ mãi mãi con không thể quên!

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Dự án xây dựng thư viện tài liệu âm nhạc dân tộc

I. Giới thiệu chung
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc với một nền văn minh lâu đời, có một nền âm nhạc dân gian phong phú. Những âm điệu, tiết tấu đặc trưng của dân ca, dân vũ là ngọn nguồn vô tận cho những tác phẩm của nhiều nhạc sĩ qua các thời kỳ.
Có rất nhiều hình thức của âm nhạc dân tộc cổ truyền, như: Dân ca Việt Nam, thể ngâm của thơ, hát ru, hò, hát giặm, các điệu lý, hát ví, hát quan họ, hát chầu văn, hát ả đào, ca Huế,… Tất cả những hình thức của âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam đều đang được bảo tồn và phát triển. Đó là nguồn vô tận cho các tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc của nhiều nhà soạn nhạc Việt Nam. Đã có rất nhiều ca khúc lấy cả một làn điệu dân ca rồi đặt lời mới như : Trông cây lại nhớ đến Người, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Những cô gái quan họ, Nổi trống lên núi rừng ơi...
Nghệ thuật âm nhạc dân gian, cổ truyền là kho tàng vô giá cho nhiều những sáng tạo hôm nay và mai sau, nó là cái hồn, cái bản sắc riêng của dân tộc cần phải được giữ gìn và phát huy giá trị.
II. Sự cần thiết của dự án
Ngày nay, khi tân nhạc phương Tây đang ngày càng lấn át, làm mờ dần những nét truyền thống trong âm nhạc dân tộc, làm đánh mất đi những thuần phong mỹ tục dân tộc trong tâm khảm của mỗi thanh thiếu niên. Âm nhạc dân tộc đang đứng trước nguy cơ lụi tàn trong đời sống âm nhạc của giới trẻ. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa quý báu trong âm nhạc dân tộc, là việc hết sức bức thiết.
III. Mô tả dự án
1. Tên dự án:
DỰ ÁN THƯ VIỆN TÀI LIỆU ÂM NHẠC DÂN TỘC

2. Phạm vi thực hiện dự án
Thư viện Nhạc Viện thành phố Hồ Chí Minh và thư viện Nhạc viện Hà Nội
3. Đối tượng hưởng thụ
+ Giảng viên, sinh viên, học sinh đang giảng dạy, học tập tại hai trường.
+ Các cán bộ nghiên cứu và các tầng lớp người dùng có nhu cầu.
4. Mục đích dự án
Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của âm nhạc dân tộc cổ truyền
5. Mục tiêu của dự án:
- Bổ sung, xử lý, phục vụ những tài liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền bằng phương pháp nghiệp vụ thư viện hiện đại.
- Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và kiến thức mới cho các cán bộ thư viện và nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình thư viện, hiện đại tiên tiến.
6. Hoạt động của dự án
1) Tìm hiểu, thống kê vốn tài liệu âm nhạc dân tộc của hai thư viện
2) Lập chính sách thu thập, bổ sung tài liệu âm nhạc dân tộc
3) Tập huấn về tin học và internet.
4) Tập huấn cho cán bộ thư viện những hiểu biết căn bản về âm nhạc dân tộc cổ truyền.
5) Tìm hiểu về cấu trúc Cơ sở dữ liệu của từng cơ quan tham gia, thống nhất một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung.
6) Xử lý kỹ thuật cho tài liệu và đưa tài liệu vào phục vụ người dùng, tăng cường nhiều hình thức phục vụ mới mẻ, thu hút như : trình chiếu video âm nhạc cổ truyền, tổ chức triễn lãm kết hợp với phục vụ,… Không ngừng giới thiệu các tài liệu hay có giá trị
IV. Quá trình triển khai: ( từ tháng 10 / 2009 đến 12/2010 )
* Nghiên cứu khả thi : từ tháng 01/10 đến tháng 31/12/2009
1. Lập kế hoạch chi tiết nghiên cứu khả thi
2. Thăm dò hiện trạng cụ thể của hai thư viện tham gia
3. Đánh giá nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu âm nhạc cổ truyền dân tộc của người dùng.
4. Học tập kinh nghiệm từ các thư viện trong nước, và ngoài nước.
5. Tổ chức hội thảo bàn luận về vấn đề phát triển và lưu giữ nguồn tài liệu âm nhạc cổ truyền.
6. Chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện và đề xuất phương án kỹ thuật công nghệ.
7. Báo cáo nghiên cứu khả thi và đề xuất kế hoạch cho giai đoạn hai và ba
Hoạt động chi tiết:
- Xác định nhu cầu về lượng người sử dụng.
- Thực hiện: Kế hoạch cụ thể về công việc, tổ chức nhân lực và tiến độ cho giai đoạn nghiên cứu khả thi
- Xác định hiện trạng, phương thức quản lý sử dụng hiện nay
- Thiết lập phiếu thăm dò hiện trạng bao gồm các phương thức quản lý sử dụng, hiện trạng cở sở hạ tầng, lượng người sử dụng, hướng phát triển.
- Tổ chức hội thảo với các thành phần tham dự là đại diện các thư viện nhằm giới thiệu dự án, công nghệ dự kiến sử dụng, phát phiếu thăm dò hiện trạng
- Thu hồi và phân tích phiếu thăm dò hiện trạng để phân loại theo quy mô phát triển
- Hội thảo chuyên đề: Tiến hành hội thảo nghiệp vụ chuẩn thống nhất và công nghệ mới sẽ sử dụng cho các thư viện có phát triển cao nhất.
- Xác định trình độ nghiệp vụ thư viện chuẩn hóa: Thực hiện:
+ Tổ chức nhóm nghiên cứu khả thi cho vấn đề nghiệp vụ thư viện chuẩn hóa.
+ Lên phương án tập huấn nghiệp vụ thư viện chuẩn hoá và thực hành công nghệ mới cho toàn thể cán bộ thư viện theo kết quả thăm dò.
- Xác định công nghệ, chuẩn kỹ thuật và cấu trúc hệ thống: Thực hiện:
- Tổ chức nhóm nghiên cứu tiền khả thi cho chuẩn công nghệ, chuẩn sử dụng và cấu trúc hệ thống.
- Xác định nhu cầu nâng cấp thư viện khi liên kết: Xác định các nhu cầu cụ thể trong việc nâng cấp, bổ sung cho các thư viện phát triển nhất hiện nay. Chi tiết hiện trạng các thư viện cần nâng cấp. Dự toán nhu cầu, liệt kê chi tiết thiết bị phần cứng và phần mềm cần nâng cấp cùng với dự tính tiến độ triển khai.
- Học tập kinh nghiệm: Tham quan một số mô hình thư viện để học tập kinh nghiệm nghiệp vụ quản lý, phương thức hợp tác liên thông thư viện và công nghệ sử dụng.
Kết quả:
a Báo cáo nghiên cứu khả thi
i. Chi tiết hiện trạng hai thư viện, nghiệp vụ quản lý và phương thức sử dụng, lượng người sử dụng, hướng phát triển khi liên kết
ii. Các nhu cầu đặt ra cho việc liên kết các thư viện, và phát triển thư viện từ góc độ nghiệp vụ quản lý và sử dụng
iii. Các phụ lục:
o Các phiếu thăm dò hiện trạng
o Báo cáo đánh giá hiện trạng các thư viện
o Báo cáo học tập kinh nghiệm liên thông thư viện
o Báo cáo kết quả chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện
o Báo cáo xây dựng giải pháp công nghệ
* Kế hoạch hoạt động cho giai đoạn hai và ba
1. Từ ngày 02/01/2010 đến 30/01/2010: Tìm hiểu, thống kê vốn tài liệu âm nhạc dân tộc của hai thư viện.
- Điều tra tình hình lưu giữ, nghiên cứu và xuất bản tài liệu âm nhạc cổ truyền dân tộc.
- Xem xét chi tiết về hiện trạng nguồn tài liệu này ở hai thư viện về số lượng, chất lượng, bảo quản, số lượng cán bộ thư viện, trình độ quản lý.
2. Từ 01/02/2010 đến 10/02/2010: Lập chính sách thu thập, bổ sung tài liệu âm nhạc dân tộc. ( 6 tháng làm một lần )
3. Tập huấn về tin học và internet
- Từ 14/02/2010 đến 14/03/2010 tại Hà Nội
4. Tập huấn cho cán bộ thư viện những hiểu biết căn bản về âm nhạc dân tộc cổ truyền.
- Từ ngày 15/03/2010 đến 20/03/2010 tại Hà Nội
5. Tìm hiểu về cấu trúc Cơ sở dữ liệu của từng cơ quan tham gia, trao đổi và thống nhất một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung.
Từ ngày 21/03/2010 đến 25/03/2010, tại Hà Nội.
- Nâng cấp phần cứng và phần mềm cho hai thư viện.
- Lựa chọn phần mềm hiệu quả.
- Xác định phương hướng đi đến thống nhất.
6. Xử lý nghiệp vụ, và đưa tài liệu vào phục vụ người dùng bắt đầu từ ngày 01/04/2010.
- Hỗ trợ nghiệp vụ cho nhau.
- Xây dựng CSDL số hóa luận văn.
- Bổ sung CSDL trực tuyến.
- Tập huấn nghiệp vụ: Tiến hành tập huấn nghiệp vụ chuẩn thống nhất.
V. Dự trù kinh phí
Hoạt động Kinh phí dự trù
Nghiên cứu tính khả thi của dự án 7.000.000
1) Tìm hiểu, thống kê vốn tài liệu âm nhạc dân tộc của hai thư viện
12.000.000
2) Lập chính sách thu thập, bổ sung tài liệu âm nhạc dân tộc
300.000.000 / năm
3) Tập huấn về tin học và internet.
30.000.000
4) Tập huấn cho cán bộ thư viện những hiểu biết căn bản về âm nhạc dân tộc cổ truyền.
10.000.000
5) Tìm hiểu về cấu trúc Cơ sở dữ liệu của từng cơ quan tham gia, thống nhất một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung.
1.000.000
6) Xử lý kỹ thuật cho tài liệu và đưa tài liệu vào phục vụ người dùng, tăng cường nhiều hình thức phục vụ mới mẻ, thu hút như : trình chiếu video âm nhạc cổ truyền, tổ chức triễn lãm kết hợp với phục vụ,… Không ngừng giới thiệu các tài liệu hay có giá trị ( hoạt động lien tục )
200.000.000/ năm
Tổng cộng 560.000.000/năm


KẾT QUẢ
Xây dựng nên hai thư viện tài liệu âm nhạc cổ truyền dân tộc với quy mô hiện hiện đại có liên kết cùng xây dựng và phát triển, chia sẻ thông tin, dùng chung CSDL trực tuyến và có thể liên thông với các hệ thống thư viện trong khu vực và trên thế giới.
Báo cáo thực hiện
- Kết quả đạt được
- Bài học kinh nghiệm
Tổ chức giới thiệu hai thư viện

Hợp đồng biểu diễn nghệ thuật

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
♫●♫


HỢP ĐỒNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT


Căn cứ vào thỏa thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày 14 tháng 09 năm 2009, tại:……………… …………… ………………………………………………..............................
Chúng tôi gồm có :
BÊN A : Lớp ĐH. ÂM NHAC 1, khoa Quản lý Văn hóa & Nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa TP. HCM.
- Đại diện : NGUYỄN LÊ NA ( chi hội trưởng lớp ĐH. ÂN 1 ).
- Số điện thoại : 01699.951.934
BÊN B : ……………………………………………………………… ………………………………………………………………………………...
- Số điện thoại : 0903.023.468
Hai bên thống nhất, thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau :
- Điều I : Bên B dàn dựng tiết mục mở màn chương trình “ KHÁT VỌNG” cho bên A, với độ dài là 5 phút 37 giây (bên A giao nhạc). Bao gồm : múa, hát, trang phục ( váy sơ – rê trắng, vòng hoa ), và tiết mục kết chương trình ( không cần dựng ).
- Điều II : Đi lại, bên B tự túc.
- Điều III : Yêu cầu hai bên đúng giờ chạy thử chương trình và biểu diễn.
Thời gian chạy thử chương trình : dự kiến ngày 20 hoặc 21 / 09 / 2009 ( cụ thể thời gian bên A sẽ thông báo bên B sau ).
Thời gian biểu diễn : dự kiến từ 20h đến 22h, ngày 22 tháng 09 năm 2009.
- Điều IV : Bên B phải đảm bảo chất lượng nghệ thuật của tiết mục, không được để xảy ra bất cứ sai sót nào về thời gian, phục trang, biểu diễn, cũng như các vấn đề khác nảy sinh. Bên A sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về các sai sót thuộc về bên B
- Điều V : Tổng kinh phí bồi dưỡng : 2.500.000 đồng. Viết bằng chữ : Hai triệu năm trăm ngàn đồng.
Trong đó :
+ 1.500.000 đồng ( một triệu năm trăm ngàn đồng ) : bồi dưỡng đạo diễn dàn dựng.
+ 1.000.000 đồng ( một triệu đồng ) : bồi dưỡng diễn viên.
- Điều VI : Phương thức thanh toán
Bên A thanh toán cho bên B với hình thức giao tiền mặt.
- Điều VII : Kỳ hạn thanh toán
Bên A thanh toán cho bên B 2 lần.
+ Lần 1 : Sau khi hai bên ký hợp đồng với số tiền là 500.000 đồng.
+ Lần 2 : Toàn bộ số tiền còn lại sẽ được thanh toán ngay sau khi kết thúc buổi biễu diễn.
- Điều VIII : Địa điểm biểu diễn
Hội trường C, trưòng Đại học Văn hóa Tp. HCM, 51. Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q.2, Tp. HCM.
- Điều IX: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hai bên cần thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, hai bên cần nhanh chóng thông báo cho nhau để giải quyết kịp thời.
Trường hợp các bên không thể giải quyết được sẽ thống nhất chuyển vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Điều X : Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực tới ngày kết thúc buổi biểu diễn và bên A thanh toán hết tiền cho bên B.
Hai bên có trách nhiệm thực hiện hợp đồng này ngay sau khi đã ký kết.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2009


Đại diện bên B Đại diện bên A
Chi hội trưởng ĐH. ÂN 1

Báo cáo kiến tập 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một môi trường học tập khoa học đó là một môi trường phải luôn đảm bảo được cho người học giữa vấn đề lý thuyết và thực hành, nếu không khi ra trường những người mà việc học và hành không được đảm bảo sẽ gây khó khăn cho chính bản thân họ khi ra làm việc và sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, đồng thời cho thấy một môi trường giáo dục chưa thật sự phát triển. Chính vì thế, nhằm đảm bảo đúng quy trình học tập giữa lý thuyết và thực hành thì cứ mỗi khóa học khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh lại tổ chức cho sinh viên đợt thực tập giữa khóa với mục đích giúp cho sinh viên củng cố những kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế hoạt động của các thiết chế văn hóa, để sinh viên hiểu rõ hơn ngành nghề của mình đang học và làm quen dần với môi trường làm việc sau này. Từ đó, giúp cho sinh viên có ý thức, có kế hoạch tốt hơn cho thời gian học tập còn lại trong nhà trường.
Được sự đồng ý của khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh và Ban Giám đốc Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh, em đã đến thực tập giữa khóa tại Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố (từ ngày 01/05/2009 đến ngày 31/05/2009). Sau một tháng thực tập với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô Lê Tuyết ( phụ trách thư viện ), và hai thủ thư là chị Hạnh, chị Lưu, cùng sự nỗ lực của chính bản thân, em đã hoàn thành xong đợt thực tập. Em xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Khoa Thông tin – Thư viện
- Thầy Cao Thanh Phước : Giảng viên hướng dẫn
Ban Giám đốc Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh và cô Tuyết ( tổng phụ trách thư viện ), chị Hạnh, chị Lưu đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ THIẾU NHI TP. HỒ CHÍ MINH.
1) Quá trình hình thành và phát triển.
2) Chức năng và nhiệm vụ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
I. Vài nét về Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
1 ) Lịch sử Thư viện Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.
2 ) Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố.
3 ) Cơ cấu tổ chức của thư viện Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1) Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ.
3.2) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
II. Thực trạng hoạt động của Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
1 ) Xây dựng và tổ chức vốn tài liệu.
2) Công tác xử lý kỹ thuật.
3) Công tác phục vụ bạn đọc.
III. Đánh giá thực trạng hoạt động chung của Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG III: NHỮNG NHẬN ĐỊNH, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI NHÀ THIẾU NHI TP. HỒ CHÍ MINH.
I. Tự nhận xét đánh giá bản thân qua quá trình kiến tập.
1 / Ưu điểm:
2 / Hạn chế:
II. Những nhận định, đánh giá về hoạt động của Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh:
1 / Mặt mạnh:
2 / Hạn chế:
III. Một số giải pháp và hướng phát triển cho hoạt động Thư viện tại Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
1 / Một số giải pháp.
2 / Một số kiến nghị.
KẾT LUẬN.
PHỤ LỤC.
Phụ lục I: Tóm tắt những công việc đã tham gia tại Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình kiến tập.
Phụ lục II: Một số hình ảnh hoạt động.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ THIẾU NHI TP. HỒ CHÍ MINH.
1) Quá trình hình thành và phát triển.
Trong những ngày đầu khi Thành phố mới được giải phóng, để tập hợp được đông đảo các em thiếu nhi đến với tổ chức đoàn thể cách mạng là Đội thiếu niên tiền phong lúc bấy giờ, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của các em. Thành đoàn quyết định thành lập Câu lạc bộ thiếu nhi tại cơ sở số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Từ ngày 25 tháng 08 năm 1976 Câu lạc bộ thiếu nhi Thành phố được dời về số 169 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 03 và đến tháng 08 năm 1986 thì được đổi tên thành Nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh và được phát triển từ đó cho đến nay. Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh trước kia là Dinh Phó Tổng thống Sài Gòn nên có vị trí rộng rãi, thoáng mát, nằm ở trung tâm thành phố, có 50 phòng lớn nhỏ để làm việc, phòng tập luyện và sinh hoạt. Với vị trí, điều kiện thuận lợi như vậy Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh đã và đang là điểm đến vui chơi sinh hoạt, học tập và rèn luyện thể chất bổ ích cho các em thiếu nhi trên toàn thành phố.
2) Chức năng và nhiệm vụ.
Nhà thiếu nhi thành phố có các chức năng sau:
- Tập hợp đông đảo thiếu nhi và tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị – xã hội, giáo dục thẩm mỹ, phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, các hoạt động theo sở thích, các lớp năng khiếu. Phát hiện bồi dưỡng và phát huy năng khiếu, khả năng sáng tạo cho thiếu nhi.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và tổ chức thực hiện các phong trào hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Là cơ quan Văn hóa – Giáo dục thiếu nhi cấp Thành phố, Nhà thiếu nhi thành phố tổ chức hoạt động tại chỗ, đồng thời thực hiện chức năng nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, hệ thống các biện pháp hoạt động và hướng dẫn phương pháp nhằm giúp các Nhà thiếu nhi Quận, Huyện hoạt động có hiệu quả.
Để thực hiện được những chức năng nói trên, nhiệm vụ của Nhà thiếu nhi được xác định cụ thể, đó là : Thường xuyên tổ chức các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ, Thể dục Thể thao, vui chơi giải trí thu hút và đáp ứng được nhu cầu sở thích của đông đảo thiếu nhi trong thành phố. Tổ chức các cuộc thi, hội diễn về nhiều loại hình nhằm thúc đẩy phong trào học tập tìm hiểu cũng như tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em. Tổ chức thực hiện và thể nghiệm các hoạt động trọng tâm theo chương trình hoạt động của Hội đồng Đội thành phố. Tổ chức các lớp học năng khiếu theo bộ môn, hình thức đội, nhóm, Câu lạc bộ sở thích để các em học tập và phát triển năng khiếu, ươm mầm và phát triển năng khiếu cho thế hệ tương lai.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
I. Vài nét về Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
1) Lịch sử Thư viện Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tại thành phố Hồ Chí Minh với quyết định của Thành đoàn, Câu lạc bộ thiếu nhi được thành lập ( tháng 08 năm 1975 ) gồm một số hoạt động cơ bản ban đầu trong đó có việc tổ chức một phòng đọc sách cho thiếu nhi với vốn tài liệu khoảng 10.000 cuốn sách ( số bản sách của mỗi nhan đề nhiều, trung bình khoảng 20 cuốn / 1 nhan đề và hầu hết là sách đã sử dụng rồi ) nhận được từ phong trào quyên góp sách tặng miền Nam của thanh thiếu niên miền Bắc khi thành phố vừa được giải phóng. Trong năm đầu hoạt động ( 1975 – 1976 ) phòng độc sách thiếu nhi này đã có người quản lý và tổ chức phục vụ bạn đọc nhưng chưa có nghiệp vụ. Sau đó, Ban Chủ nhiệm CLB thiếu nhi ( Ban Giám đốc Nhà thiếu nhi sau này ) đã nhanh chóng cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ ở lớp ngắn ngày và tập trung dài ngày do Sở Văn hóa thông tin tổ chức ( năm 1979 )… Và sau đó chỉ một cán bộ này được giao phụ trách thư viện cho đến ngày nay. Phòng đọc sách thiếu nhi trong Câu lạc bộ thiếu nhi sau đó vài năm đã đổi tên thành Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.
2) Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố.
Với chức năng, nhiệm vụ của những năm đầu thành lập là phải nhanh chóng tuyên truyền, giới thiệu sách báo cách mạng đến với đối tượng thiếu nhi nhằm qua đó bồi dưỡng nhận thức về chế độ mới, xã hội mới…Đi vào hoạt động, thư viện Nhà thiếu nhi ngày càng khẳng định rõ hơn chức năng của mình là nơi thu thập, lưu trữ tài liệu và phục vụ cho đối tượng cụ thể là các em thiếu nhi đang học tập, sinh hoạt tại các lớp năng khiếu, đội nhóm Câu lạc bộ…Ở vai trò là một Thư viện nằm trong tổng thể cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà thiếu nhi thành phố nên phương pháp hoạt động của nó đã mang những nét đặc thù riêng. Đến với Thư viện, ngoài việc được thỏa mãn nhu cầu đọc sách báo, các em còn được tham gia vào các hoạt động tập thể như sinh hoạt trong Câu lạc bộ “Bạn yêu sách”, Câu lạc bộ “Vàng anh”,…Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố đã góp phần tích cực thúc đẩy việc học tập, giải trí, sinh hoạt lành mạnh cho các em, là phương thức đào tạo nhân tài gián tiếp cho đất nước ngay từ khi các em ở tuổi còn thơ.
3 / Cơ cấu tổ chức của thư viện Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1) Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ.
Theo cơ cấu tổ chức của Nhà thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh hiện nay, Thư viện chỉ là một bộ phận trong Khoa Chính Trị phương pháp công tác Đội, không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, cán bộ quản lý khoa không có chuyên môn thư viện, toàn bộ hoạt động của Thư viện trước đây chỉ duy nhất do một cán bộ có trong biên chế đảm nhiệm, tuy nhiên cán bộ này phải kiêm nhiệm rất nhiều công tác khác của Nhà thiếu nhi. Do số lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện ngày càng tăng nên từ năm 1999 thư viện có thêm hai cộng tác viên chủ yếu là trực phục vụ bạn đọc.
Hiện nay, ba cán bộ của thư viện đều là nữ, độ tuổi từ 25 đến 50 tuổi, trong đó một cán bộ chính thức đã tốt nghiệp Đại học tại chức thư viện, hai cán bộ còn lại, một cán bộ tốt nghiệp Cao đẳng Thông tin – Thư viện, một tốt nghiệp đại học văn hóa – du lịch. Nhìn chung cán bộ thư viện nhiệt tình, năng động nhưng chưa có điều kiện được tham quan học tập các mô hình thư viện thiếu nhi tiên tiến.
3.2) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Mặc dù luôn được Ban Gám đốc Nhà thiếu nhi quan tâm đầu tư, nhưng do cơ sở chung của cơ quan là được thừa hưởng từ Dinh Phó Tổng thống Sài Gòn nên thư viện chỉ có diện tích khá khiêm tốn là 90 m2(6m x 15m).
Vị trí của thư viện mặc dù nằm ngay tầng trệt, lại gần lối ra vào, có mái che, thoáng mát. Tuy nhiên, tầng bên trên thư viện là phòng học nên thỉnh thoảng trong giờ học, những tiếng động như tiếng khua chân, tiếng kéo bàn, … gây ảnh hưởng không nhỏ việc đọc của các em.
Thư viện được bố trí thành 2 phòng đọc ( đồng thời là kho sách ):
Phòng đọc học sinh cấp 1 : Phòng này được sử dụng vừa là phòng đọc, vừa là kho sách tiểu học, không gian nhỏ hẹp.
Phòng đọc cho học sinh cấp 2: không những là kho sách, đồng thời còn là phòng multimedia, phục vụ cho truy cập internet và tài liệu điện tử.
Vì diện tích thư viện nhỏ hẹp nên không thể bố trí các khối chức năng như : khối nghiệp vụ, khối hành chính, …Cán bộ thư viện làm nghiệp vụ ngay tại hai phòng đọc trên. Thường thì xử lý nghiệp vụ tại phòng đọc cấp 2, các hoạt động liên quan đến dán nhãn thì làm ở phòng đọc cấp 1. Không gian đọc của các em thiếu nhi vì thế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Dù được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị nhưng vẫn chưa cải thiện được tình hình khó khăn của thư viện về trang thiết bị : thiếu giá kệ, thiếu bàn đọc, … do diện tích quá nhỏ, trong khi đó tài liệu ngày càng nhiều.
II. Thực trạng hoạt động của Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
1 ) Xây dựng và tổ chức vốn tài liệu.
Vốn tài liệu của thư viện Nhà thiếu nhi thành phố được xây dựng và tổ chức dựa vào chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong Nhà thiếu nhi, đặc điểm nhu cầu của từng nhóm người đọc theo lứa tuổi.
* Xây dựng vốn tài liệu.
+ Khối lượng vốn tài liệu:
Năm 1975 Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh (Phòng đọc sách thiếu nhi) thành lập với vốn tài liệu khởi điểm khoảng 10.000 cuốn do thanh thiếu niên miền Bắc gửi tặng cho thanh thiếu niên miền Nam khi đất nước thống nhất.
Từ năm 1975 – 1995, thư viện đăng ký tài liệu theo hình thức sổ chung nên số lượng vốn tài liệu không cụ thể.
Từ năm 2000 đến năm 2004 số lượng tài liệu được bổ sung tăng dần, năm 2003 số lượng bản cao nhất là 7000 bản sách do nhận được nhiều sách từ nguồn biếu tặng, nhưng đến năm 2004 vốn tài liệu không tăng vì thư viện mất nguồn sách tặng của Nhà xuất bản Trẻ, Kim Đồng, ...
+ Thành phần vốn tài liệu:
Tài liệu phân theo nội dung
Môn loại Số bản sách Tỉ lệ (%)
Truyện tranh 12020 57,3%
Tác phẩm văn học 19300 35,6%
Chính trị – xã hội 500 1,5%
Nghệ thuật, thể dục thể thao 350 1,03%
Văn hóa, giáo dục 250 0,74%
Lịch sử, địa lý 200 0,6%
Tài liệu khác 1050 3,1%

Truyện tranh có số lượng bản cao nhất, chiếm 57,3%, vì loại sách này rất phong phú và được các em thiếu nhi thích nhất. Tài liệu tác phẩm văn học chiếm 35,6% tài liệu chính trị xã hội cũng được thư viện quan tâm bổ sung như sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam…Mảng sách văn hóa – giáo dục, nghệ thuật – thể dục thể thao…gắn liền với nhiệm vụ ươm mầm năng khiếu của Nhà thiếu nhi nhưng chiếm tỷ lệ quá ít trong toàn bộ vốn tài liệu của thư viện.
+ Báo, tạp chí.
Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh có vốn báo và tạp chí khá phong phú. Từ báo, tạp chí dành cho các em cấp I ( như Khăn quàng đỏ, Thiếu niên tiền phong ) cho đến các loại báo, tạp chí dành cho học sinh cấp II ( Mực tím, Hoa học trò ) và cán bộ nhà thiếu nhi, giáo viên là cộng tác viên như : báo Tuổi Trẻ, báo và tạp chí Thanh niên, tạp chí Thế giới phụ nữ, Tiếp thị gia đình, Sài Gòn tiếp thị, tạp chí HTV, …).
+ Nguồn và phương thức bổ sung:
_ Nguồn bổ sung : Thư viện Nhà thiếu nhi thường bổ sung sách tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Nhà xuất bản Trẻ, Kim đồng, Giáo dục…cửa hàng FAHASA và các nhà sách Thăng Long, Thị nghè… Đặt mua báo và tạp chí tại các bưu điện trung tâm Sài Gòn, phòng phát hành của các tòa soạn báo Khăn quàng đỏ, Thanh niên…
_ Phương thức bổ sung : Thư viện bổ sung tài liệu theo hai phương thức là mua và nhận biếu tặng từ các Nhà xuất bản. Bên cạnh đó, thư viện đôi khi còn nhận được tài liệu biếu tặng từ những cá nhân là phụ huynh học sinh, các đoàn khách thăm quan trong và ngoài nước đến Nhà thiếu nhi.
+ Kinh phí bổ sung:
Kinh phí hoạt động của thư viện Nhà thiếu nhi thành phố thuộc kinh phí hoạt động chung của Nhà thiếu nhi nên có phần hạn hẹp, trung bình khoảng 2.000.000đ/tháng (khoảng 25.000.000đ/năm). Với khoảng tiền hàng tháng này thư viện đã sử dụng hầu hết cho việc bổ sung tài liệu (khoảng 1.500.000đ/tháng).
+ Thanh lý tài liệu:
Thư viện thường xuyên tiến hành thanh lý tài liệu vì các lý do: kho chật nên bổ sung tài liệu mới một thời gian ngắn là không còn chỗ chứa, các sách truyện tranh các em đọc qua rất nhanh và không đọc lại nữa, sách trùng bản…
Thư viện cũng có nghĩa vụ là phải đưa sách về hỗ trợ cho các thư viện tại các Nhà thiếu nhi Quận, Huyện, xây dựng phòng đọc sách cho thiếu nhi vùng sâu. vùng xa. Đây là hình thức biếu tặng tài liệu cho cơ sở nhưng đồng thời cũng là công việc thanh lý tài liệu của thư viện nên hoạt động này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.
* Tổ chức vốn tài liệu.
+ Đăng kí vốn tài liệu: thư viện chỉ tiến hành đăng ký vào sổ cá biệt, không đăng ký vào sổ tổng quát. Thư viện áp dụng hai hình thức đăng ký khác nhau cho tài liệu phòng đọc cấp I và cấp II như sau:
_ Đăng ký tài liệu cho học sinh cấp I: Tại kho này đa phần là truyện tranh, sách mỏng, khổ nhỏ, giá trị tài sản không cao và là kho mở nên quá trình sử dụng các em để tài liệu lẫn lộn không thể kiểm kê theo số đăng ký cá biệt được, vì thế thư viện chỉ dùng hình thức đăng ký tổng quát.
_ Đăng ký tài liệu cho phòng đọc cấp II: Áp dụng việc đăng ký theo đơn vị năm và theo số đăng ký cá biệt.
_ Thư viện chỉ đăng ký tạp chí.
+ Tổ chức kho và sắp xếp vốn tài liệu.
Thư viện có hai phòng đọc: phòng đọc cho học sinh cấp I và phòng đọc cho học sinh cấp II.
_ Phòng đọc cho học sinh cấp I: được tổ chức theo phương thức kho mở, là phòng đọc tại chỗ và cũng là nơi các em mượn trả tài liệu. Tài liệu đa phần là truyện tranh, được xếp theo bộ nên các em có thể tự chọn truyện tranh khá nhanh.
_ Phòng đọc cấp II: dựa vào tính chất của người đọc nên thư viện đã tổ thức kho này theo phương thức kho đóng. Tài liệu được xếp theo số đăng ký cá biệt. Ngoài ra trên mục lục được xếp theo môn loại và chữ cái tên sách.
Ngoài ra, phòng đọc cấp 2 còn sử dụng làm phòng multimedia. Thư viện tiến hành download các tài liệu điện tử trên mạng như : truyện tranh, tác phẩm văn học, lịch sử, thơ, ẩm thực, … để phục vụ nhu cầu đa dạng của các em thiếu nhi.
+ Bảo quản tài liệu.
Thư viện Nhà thiếu nhi được che chắn bởi các phòng học, có mái che mặt tiền và ở nơi bóng râm nên tài liệu trong kho không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Tài liệu ở cả hai kho đều không có dấu hiệu của ẩm mốc, mối mọt…chỉ có sách cũ từ năm 1975 tới nay thư viện vẫn còn lưu giữ thì bị ố vàng, bìa bong ra. Trong phòng để sách có trang bị máy lạnh, sạch sẽ, thoáng mát nên tài liệu được bảo quản tốt, ít hư hỏng.
2) Công tác xử lý kỹ thuật.
+ Mô tả tài liệu.
Thư viện chỉ tiến hành với tài liệu ở phòng đọc cấp II: mô tả tài liệu theo quy tắc mô tả ISBD và đang tiến hành chuyển từ khung phân loại 19 dãy sang phân loại DDC.
Trước đây vài năm, thư viện có sử dụng phần mềm winisis để biên mục, nhưng vì sự cố kỹ thuật, máy vi tính bị hỏng nên toàn bộ cơ sở dữ liệu bị mất.
+ Sản phẩm thông tin : Hiện thư viện đang có một thư mục Hồ Chí Minh, và đang dần hoàn thiện thư mục Hồ Chí Minh và thư mục nghiệp vụ do sinh viên thực tập thực hiện.
3) Công tác phục vụ bạn đọc.
Lịch phục vụ của thư viện được xây dựng trên cơ sở lịch hoạt động chung của Nhà thiếu nhi, cụ thể như sau:
Thứ ba đến thứ sáu: phục vụ trong giờ hành chính.
Thứ bảy và chủ nhật:
Sáng từ 8h đến 11h30
Chiều từ 14h00 đến 17h30
+ Hướng dẫn sử dụng thư viện và thỏa mãn nhu cầu đọc.
_ Hướng dẫn sử dụng thư viện: Đối với các em khi mới đến thư viện lần đầu tiên thì thủ thư sẽ tiến hành tiếp xúc, hướng dẫn các em xem thể lệ và ghi lại các thông tin cá nhân như: họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp, trường, địa chỉ…để đưa vào thẻ bạn đọc. Lệ phí thẻ đọc sách là 30.000đ / quý, hết quý thì tiến hành làm thẻ lại hoặc gia hạn, lệ phí thẻ mượn về nhà là 30.000đ / năm.
Trong quá trình các em tìm sách, cán bộ thư viện hướng dẫn các em cách tìm những cuốn sách mình cần trong các loại mục lục của thư viện hoặc trong kho mở. Với các em có nhu cầu đọc nhưng chưa có yêu cầu về một cuốn sách cụ thể, thủ thư sẽ giới thiệu trực tiếp cho các em những cuốn phù hợp với lứa tuổi, có nội dung giáo dục cao…
_ Thỏa mãn nhu cầu đọc: Theo số liệu báo cáo hàng năm thư viện Nhà thiếu nhi thành phố đã phục vụ hàng chục ngàn lượt em đến đọc sách. Từ năm 2005 đến nay số lượng các em đến lập thẻ thư viện hàng năm đều tăng lên.
+ Các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn đọc của thư viện.
Ngoài việc hướng dẫn đọc sách trực tiếp cho các em, thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách và hướng dẫn đọc nhằm kích thích xu hướng đọc sách trong các em cũng như việc đẩy mạnh cho phong trào tại thành phố như: Tuyên truyền trực quan; Thi đố sách; Thi kể chuyện sách; Giới thiệu sách; Mạn đàm trao đổi về những cuốn sách đã đọc; viết cảm nghĩ về những cuốn sách mà mình yêu thích sau khi đọc và nhiều hình thức hoạt động khác.
Hai tháng, thư viện lại giới thiệu danh mục sách mới một lần và hàng tháng tổ chức sân chơi “Bạn yêu sách”, CLB “Vàng Anh”, nhóm “Bút non”…góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thiếu nhi thành phố.
III. Đánh giá thực trạng hoạt động chung của Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc giúp các em thiếu nhi thành phố đến học tập, giải trí, vui chơi. Qua đó, giúp các em phát triển, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ cũng như hướng cho các em đến với những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích từ đó góp phần trực tiếp vào việc giáo dục các em, hướng các em đến với cái “chân, thiện, mỹ” đúng theo những mục đích hoạt động mà Nhà thiếu nhi đã đề ra.
Về nghiệp vụ thì công tác xây dựng vốn tài liệu được thư viện đặc biệt chú ý; Công tác xử lý kỹ thuật thì từng bước chuẩn hóa nghiệp vụ nhưng chưa hoàn thiện, nhiều khâu công tác chưa có điều kiện thực hiện; Về hoạt động phục vụ bạn đọc thì Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở hiếm hoi phục vụ số lượng bạn đọc là thiếu nhi thành phố mà được nhiều người biết đến. Hàng năm, thư viện đã phục vụ đọc và cho mượn hàng chục ngàn lượt các em. Thư viện đã tổ chức được các hội thi “bạn cùng sách” vào mùa hè cho đông đảo thiếu nhi thành phố tham gia như: Hội thi kể chuyện, thi viết cảm nghĩ về cuốn sách đã đọc, làm sổ tay văn học, cuộc thi sáng tác thơ văn dành cho các em thuộc mái ấm nhà mở, cơ sở xã hội, …
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được như trên thì Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, diện tích thư viện còn nhỏ hẹp, …dẫn đến công tác tổ chức các hoạt động và phục vụ các em thiếu nhi còn hạn chế. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thư viện ngày càng cao của các bạn đọc nhỏ tuổi đồng thời khẳng định vị trí của mình thì thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh cần khắc phục những hạn chế đó bằng việc tìm ra các giải pháp khả thi để thư viện ngày càng phát triển hơn.
CHƯƠNG III: NHỮNG NHẬN ĐỊNH, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI NHÀ THIẾU NHI TP. HỒ CHÍ MINH.
I. Tự nhận xét đánh giá bản thân qua quá trình kiến tập.
1 / Ưu điểm:
Qua thời gian thực tập tại thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô phụ trách thư viện, các chị cán bộ trong thư viện, em đã hoàn thành tốt đợt thực tập giữa khóa từ ngày 01/05/2009 đến ngày 31/05/2009 với sự chủ động, tích cực. Qua đó bản thân em đã tự thấy mình có những mặt ưu điểm như sau:
+ Bản thân luôn tích cực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Không trễ, nải trong công việc.
+ Có tinh thần học hỏi cao, không ngừng bổ sung kiến thức, tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
+ Bản thân đã tạo được lòng tin, mối quan hệ tốt với các anh chị ở thư viện, các bạn cùng thực tập. Qua đó tạo được thiện cảm và nâng cao uy tín và hình ảnh của sinh viên trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.
2 / Hạn chế:
+ Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì do thời gian kiến tập ngắn ngủi cho nên em chưa thể tìm hiểu kỹ cũng như đi sâu vào các hoạt động diễn ra tại thư viện.
+ Do đây là lần đầu tiên đi thực tập được tiếp xúc với môi trường thực tế cho nên em còn nhiều bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực hành.
II. Những nhận định, đánh giá về hoạt động của Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh:
1 / Mặt mạnh:
Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh với vị trí địa lý thuận lợi, thoáng mát, thư viện được đầu tư về trang thiết bị cũng như chất lượng và số lượng các loại sách, báo cho nên đã tạo được sự yên tâm cho các bậc phụ huynh khi đưa con em mình đến tham gia sinh hoạt, học tập tại đây. Đồng thời, thư viện Nhà thiếu nhi thành phố với vai trò tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ cho nên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính trị khác vì thế tạo thuận lợi cho việc tiến hành các công việc cũng như định hướng phát triển trong tương lai.
2 / Hạn chế:
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Mặc dù toàn bộ diện tích của thư viện được ưu tiên dùng làm phòng đọc và kho sách nhưng vào những ngày cuối tuần thư viện rơi vào tình trạng quá tải. Nhìn chung diện tích thư viện còn nhỏ hẹp, không đủ để bố trí các khối chức năng cần thiết trong thư viện. Trang thiết bị thì quá thiếu thốn, không đồng bộ, hầu như tận dụng những thiết bị có sẵn của cơ sở cũ nên không đúng quy cách trang thiết bị của thư viện thiếu nhi.
- Về kinh phí hoạt động: Kinh phí hoạt động của Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố còn hạn hẹp do phụ thuộc vào kinh phí hoạt động chung của nhà thiếu nhi.
- Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý vì hoạt động thư viện mang tính đặc thù nên không thể xếp chung với khoa Chính trị phương pháp công tác Đội.
III. Một số giải pháp và hướng phát triển cho hoạt động Thư viện tại Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh.
1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức
Phát triển cơ sở vật chất – trang thiết bị :
+ Trụ sở : Cần nâng cấp, mở rộng diện tích thư viện để tương ứng với số lượng vốn tài liệu, quy mô hoạt động phục vụ của thư viện, bảo đảm cho việc bố trí các khối chức năng : khối kho tài liệu, khối nghiệp vụ, khối phục vụ, …
+ Trang thiết bị : Cần bổ sung thêm kệ, giá sách, giá đĩa , máy in, máy photocopy, điện thoại, xe đẩy sách, máy hút bụi, hút ẩm… và dụng cụ vệ sinh thư viện. Đồng thời, cần trang bị thêm các vật dụng để trang trí không gian của thư viện, thu hút đông đảo thiếu nhi đến thư viện.
Về nâng cao chất lượng hoạt động:
+ Tăng cường vốn tài liệu và hoàn chỉnh công tác bổ sung vốn tài liệu. Xây dụng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu, phát triển, mở rộng nguồn và phương thức bổ sung. Phát huy nguồn biếu tặng, hình thức trao đổi, …
* Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tài liệu.
Tài liệu được bổ sung vào thư viện hằng năm phải tăng lên về số lượng và chất lượng về nội dung ( phù hợp với lứa tuổi, phong phú thể loại, và đa dạng về hình thức ).
* Hoàn thiện tổ chức vốn tài liệu: Cần tiến hành đăng ký tài liệu theo một quy định hợp lý dựa vào các quy định chung và thực tế tại thư viện. Mỗi tài liệu phải có một số đăng ký riêng, không nên dùng chữ Bis thay thế cho số bản sách có cùng tựa.
Thư viện còn một số lượng lớn sách cũ, nhưng kho sách lại chật nên cần chuyển khối tài liệu này cho các thư viện vùng sâu, vùng xa còn rất ít sách.
+ Hoàn chỉnh công tác xử lý kỹ thuật : Thư viện nên tiến hành biên mục trên phần mềm, vì làm theo hình thức đánh máy trên máy vi tính rất mất thời gian.
Một số kiến nghị.
Thực tế hiện nay, thư viện nhà thiếu nhi thành phố mặc dù đã và đang hoạt động tốt và có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của các em thiếu nhi. Tuy nhiên, thư viện đang còn tồn tại một số khó khăn : diện tích thư viện còn chật hẹp, trang thiết bị thiếu thốn, vốn tài liệu cũ còn nhiều và chưa thể xử lý ngay, … Để có sự phát triển và hoạt động tốt hiện nay là sự nỗ lực rất lớn của tất cả cán bộ trong thư viện. Nhưng trong thời gian tới để tiếp tục phát triển thì thư viện cần :
- Nâng cao trình độ cán bộ thư viện, không chỉ về nghiệp vụ thư viện mà còn cả những kỹ năng tổ chức hoạt động, cũng như các kỹ năng khác như : nói trước công chúng, âm nhạc, tâm lý, … để các hoạt động của thư viện thu hút bạn đọc tham gia nhiều hơn.
- Xã hội hóa công tác thư viện thiếu nhi để có thêm nguồn kinh phí nhằm xây dựng thư viện.
- Mở rộng hình thức tổ chức thư viện thiếu nhi : Tổ chức thư viện nhà thiếu nhi thành phố thành một bộ phận độc lập trong nhà thiếu nhi, được thiết kế trụ sở cũng như không gian phù hợp với mục đích là phục vụ cho thiếu nhi. Nơi đây cũng có thể trở thành một nơi nghiên cứu về trẻ em, nhất là nghiên cứu về hoạt động đọc sách, quá trình tâm lý diễn ra trong hoạt động đọc, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đọc, … để từ đó đưa ra những hình thức, phương pháp đọc mang tính quy luật trong việc phục vụ nhu cầu đọc, hiểu, và khám phá của các em.

Kết luận.

Trong thời gian thực tập tại Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh, em đã chấp hành tốt những quy định tại đơn vị, luôn cố gắng để hoàn thành tốt công việc được giao.
Thời gian thực tập một tháng là rất ngắn vì thế bản thân em luôn phấn đấu để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thật nhiều cho bản thân nhằm phục vụ trong quá trình học tập tiếp theo và xa hơn nữa là quá trình công tác sau này tại địa phương cũng như xác định được trước cho mình những công việc của một cán bộ làm thư viện trong tương lai và khi ra trường em sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, mong muốn được cống hiến hết sức mình cho xã hội, và góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển thư viện nước nhà. Do lượng kiến thức còn hạn chế cũng như việc thâm nhập khảo sát thực tế còn giới hạn nên nội dung bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa thật sự hoàn thiện. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía cô phụ trách thư viện và các chị là cán bộ Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh, cũng như Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại Học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố nói riêng với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự chủ động, tích cực, sáng tạo của các cán bộ tại Thư viện trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy được những mặt mạnh của mình cũng như khắc phục được những khó khăn để vươn lên trở thành một Nhà thiếu nhi điển hình cho toàn khu vực cũng như ngày càng thực hiện tốt hơn công tác phục vụ các em thiếu nhi đến tham gia sinh hoạt, vui chơi, học tập tại đây.
Cuối cùng Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại Học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh cùng Ban Giám đốc nhà thiếu nhi, Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lê Na






Phụ lục I:
Tóm tắt những công việc đã tham gia tại Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập giữa khóa (từ ngày 01 / 05 / 2009 đến ngày 31 / 05 / 2009) tại Thư viện Nhà thiếu nhi Tp. Hồ Chí Minh, Em đã đạt được những thành quả và có những hoạt động thực tế như sau:
- Ngày 20 / 04 ra mắt cô tổng phụ trách và các cán bộ làm việc tại Thư viện.
- Từ ngày 04 – 06 / 05 phân loại và xếp sách lên giá tạo lập các tủ sách:
+ Tủ sách hướng nghiệp.
+ Tủ sách dành cho tuổi mới lớn.
+ Tủ sách nhi đồng.
+ Phân loại và làm dấu sách ở các kệ sách.
- Từ ngày 07 – 09 / 05 tiến hành làm thư mục sách nghiệp vụ:
+ Ngày 07, 08 : mô tả hình thức tài liệu.
+ Ngày 09 : tóm tắt tài liệu
- Ngày 10 / 05 tham gia dẫn chương trình sân chơi “bạn yêu sách” do thư viện tổ chức trong chương trình ngày hội “ thiếu nhi thành phố làm theo lời Bác” do Thành Đoàn tổ chức tại công viên 23/09 (khu II).
- Ngày 12/05 sắp xếp lại kho sách dành cho học sinh cấp 1.
- Từ ngày 13 – 14 / 05 tiếp tục làm thư mục sách nghiệp vụ. ( mô tả hình thức tài liệu, tóm tắt tài liệu )
- Ngày 16/05 phục vụ ở phòng đọc cấp 1, đăng ký sách mới bổ sung và sắp xếp lại kho sách.
- Ngày 17/05 tham gia tổ chức sân chơi “bạn yêu sách” do Thư viện Nhà thiếu nhi tổ chức.
- Từ ngày 19 – 20/05 tiếp tục làm thư mục sách nghiệp vụ (định từ khóa ).
- Ngày 21, 23 / 05 : vào sổ đăng ký cá biệt
- Ngày 24 / 05 : vào sổ đăng ký cá biệt, phân loại tài liệu.
- Ngày 26, 27 / 05 : Phân loại tài liệu.
- Ngày 28 / 05 : Phân loại tài liệu, làm và in nhãn.
- Ngày 29 / 05 : Dán nhãn, hoàn thành thư mục.

Tiểu luận tốt nghiệp

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN
I. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Năm 1975, sau khi đất nước được giải phóng, trường Vẽ Gia Định ( tức trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định ) và trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn được sát nhập lại thành một trường.
Ngày 12 tháng 11 năm 1975, Bộ Văn hóa thông tin của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách Trường.
Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm 2 trường) thành "Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh".
Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành “Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ: Hệ Đại học và hệ Trung học. Hệ Đại học có Đại học chính quy và Đại học tại chức. Từ Đại học 6 năm (trước giải phóng) thống nhất lại còn 5 năm. Từ Trung học 5 năm thành Trung học 3 năm. Hiện nay hệ Trung học đang dần được chuyển về các địa phương để đào tạo, và được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ Văn hóa ban hành.
Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ mỹ thuật, họa sĩ, nhà sư phạm mỹ thuật, nhà lý luận mỹ thuật, nhà quản lý và nghiên cứu khoa học mỹ thuật có tri thức về chính trị, kinh tế, xã hội, nắm vững kiến thức về mỹ thuật, có khả năng sáng tác, nghiên cứu và giảng dạy, đồng thời tham gia mọi công việc về mỹ thuật do xã hội yêu cầu và theo định hướng của Bộ Văn Hóa Thông Tin.
Vị trí và chức năng.
- Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp giáo dục, trực thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin , có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực mỹ thuật ở bậc đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và sáng tác nghệ thuật phù hợp với các ngành đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần bảo tồn và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam.
- Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức.
- Trường Đại Học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ và theo chế độ một thủ trưởng.
Lãnh đạo trường gồm có:
 Hiệu Trưởng và các Phó hiệu Trưởng.
 Các phòng chức năng:
 Phòng Tổ chức cán bộ;
 Phòng Hành chánh - Quản trị;
 Phòng Tài vụ;
 Phòng Đào tạo;
 Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc Tế;
 Phòng Công tác chính trị và Quản lý Sinh viên;
 Các khoa gồm:
 Khoa Kiến thức cơ bản;
 Khoa Hội họa;
 Khoa Đồ họa;
 Khoa Mỹ thuật ứng dụng;
 Khoa Điêu khắc;
 Khoa Sư phạm mỹ thuật;
 Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật;
 Khoa Tại chức;
 Khoa Sau đại học;
 Các tổ chức trực thuộc:
 Trung tâm Mỹ thuật ứng dụng;
 Trung tâm Tin học – Thư viện;
 Ban quản lý ký túc xá;
 Các hội đồng của Trường Đại Học Mỹ Thuật TP.HCM gồm:
 Hội đồng Trường,
 Hội đồng Khoa học,
 Các hội đồng khác
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976, trên cơ sở tiếp quản tủ sách của trường Trang Trí Gia Định. Ban đầu với vốn tài liệu còn ít, không chuyên sâu nên thư viện chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bạn đọc. Trải qua thời gian hoạt động, thư viện thường xuyên bổ sung sưu tầm các tài liệu chuyên ngành mỹ thuật ngày càng phong phú.
Năm 2004, thư viện bắt đầu tiến hành nâng cấp xây dựng thư viện điện tử, áp dụng công nghệ thông tin vào thư viện. Số lượng người dùng tin đến thư viện ngày càng nhiều, việc tra cứu cũng dễ dàng nên đáp ứng được nhu cầu tốt hơn, đầy đủ hơn.
Được manh nha từ yêu cầu và những đòi hỏi bức thiết về một trung tâm nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Thông tin vào phát triển đào tạo mỹ thuật, hỗ trợ các phòng, ban, khoa trong công tác đào tạo và quản lý; lại vừa giữ những chức năng đặc thù. Ngày 30 tháng 9 năm 2005, căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động hiện tại của trường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra quyết định số 56/2005/QĐ – BVHTT quyết định thành lập Trung tâm Tin học – Thư viện trực thuộc trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM và quy định vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tin học – Thư viện. Theo đó, Trung tâm Tin học – Thư viện là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo phương thức sự nghiệp có thu, có con dấu riêng và có tài khoản ngân hàng.
Thư viện Trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tất cả các quy định của Vụ Thư viện đề ra về chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ như: sử dụng bảng phân loại Dewey, mô tả theo Marc 21 để dễ dàng liên thông với thư viện bạn, tham gia làm thành viên của Liên chi hội thư viện Đại học phía Nam thuộc Hội Thư viện Việt Nam (VILASAL), tham gia đầy đủ các buổi hội thảo và các lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện để thống nhất chuẩn hóa về kỹ thuật nghiệp vụ thư viện, luôn bám sát và thực hiện đúng quy định về công tác nghiệp vụ thư viện.
Với chức năng tổ chức quản lý, lưu trữ, bổ sung, bảo quản và khai thác các tài liệu, ấn phẩm mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật phục vụ thiết thực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Kể từ khi thành lập, Trung tâm Tin học - Thư viện luôn chú trọng xây dựng đội ngũ, nghiên cứu phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong trường, chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện… góp chung vào sự nghiệp đào tạo của trường.
PHẦN II
THỰC TRẠNG TRỤ SỞ, TRANG THIẾT BỊ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1. Vốn tài liệu
Đây là yếu tố đầu tiên cấu thành nên một thư viện, nó là tài sản, là tiềm lực, là sức mạnh và là niềm tự hào của mọi thư viện. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu cho người dùng tin càng hiệu quả và thu hút được nhiều người dùng đến với thư viện hơn. Vì thế mà thư viện Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nâng cao, cải tiến công tác bổ sung tài liệu để ngày càng phục vụ người dùng tốt nhất.
Hiện tại, thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh có tổng số 10.834 tài liệu. Trong đó có :
- Sách: 7.059 bản
- Tạp chí: 738 cuốn
- Luận văn, luận án: 3.037 cuốn
Ngoài ra, còn có 3.295 bài trích báo, tạp chí và 23.312 ảnh (do tính chất đặc thù về chuyên ngành đào tạo của trường, nên thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh phải thường xuyên sưu tầm, scan tranh ảnh để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của người dùng). Bên cạnh đó, thư viện còn có một ít tài liệu nghe nhìn, đa số là tài liệu đính kèm theo sách, tuy nhiên, vì thư viện không có phòng multilmedia nên các tài liệu này thường được cất trong tủ, không phục vụ.
Là một thư viện chuyên ngành hẹp ( Mỹ thuật), nguồn tài liệu trong nước khan hiếm, thư viện Đại học Mỹ Thuật luôn luôn có chính sách phát triển vốn tài liệu cho thư viện. Và với kinh phí bổ sung hàng năm là 70 triệu đồng, sách báo luôn được bổ sung kịp thời và tăng về số lượng đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo. Thư viện thường xuyên bổ sung tài liệu thông qua mối liên hệ với các nhà cung cấp, nhà sản xuất trong và ngoài nước, đã chọn lựa những bài báo chuyên ngành Mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật đưa vào phần mềm để bạn đọc tra cứu. Ngoài ra, thư viện còn nhận được tài trợ từ một số tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp sách báo như: quỹ Châu Á (tài trợ sách), Dự án JDP (tài trợ tạp chí),… và tiếp nhận một số sách tặng từ các đoàn khách nước ngoài đến thăm trường, sách biếu của một số tổ chức trong nước (không thường xuyên).
Vì tài liệu của thư viện chủ yếu là tài liệu ngoại văn, có giá trị và độc bản nên thư viện chỉ phục vụ với hình thức đọc tài chỗ với hai hình thức tổ chức là kho đóng và kho mở. Tài liệu kho đóng hầu hết là tài liệu có giá trị, độc bản, còn kho mở bao gồm luận án, luận văn, truyện tranh, báo, tạp chí và các tài liệu về kiến thức đại cương do thư viện photo để người dùng thoải mái chọn lựa.
2. `Nhân sự
Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện (T.S Lê Văn Viết), họ là người chọn lựa, bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, họ là người sắp xếp, bố trí việc sử dụng trụ sở thư viện và luôn luôn giữ các trang thiết bị trong tình trạng tốt nhất. Họ là nhịp cầu giúp cho người dùng tin tiếp xúc với tài liệu một cách chính xác và nhanh chóng hết mức có thể.
Số lượng cán bộ thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện tài có 4 người, trong đó có một cán bộ đã có nhiều năm công tác trong ngành, còn lại là các cán bộ trẻ mới ra trường. Có hai cán bộ trình độ Cao đẳng, một cán bộ trình độ Đại học và một cán bộ chưa có chuyên môn về nghiệp vụ thư viện. Mặc dù, số lượng nhân viên ít nhưng số tài liệu có trong Thư viện đều được các cán bộ xử lý hết.
Do điều kiện về trụ sở, trang thiết bị nên, ngoài một thủ thư chưa có chuyên môn làm việc tại khu vực dành cho bạn đọc và tra cứu ra, còn những cán bộ khác vẫn chưa có sự phân công công việc một cách khoa học. Các cán bộ thư viện này phải vừa xử lý kỹ thuật, vừa làm phục vụ ở khu vực kho đóng. Điều này, làm cho hiệu quả công việc bị giảm sút và thiếu sự chặt chẽ do chưa xác định rõ nhiệm vụ cụ thể.
3. Người dùng tin
Phục vụ người dùng là mục đích cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Người dùng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của tất cả các thư viện nói chung, và thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Người dùng đến với thư viện chủ yếu là sinh viên, học viên, và các cán bộ công nhân viên, giảng viên của trường. Vì số lượng sinh viên tuyển sinh vào trường không nhiều so với các trường Đại học khác, chuyên ngành đào tạo của trường lại nghiêng về thực hành nhiều hơn nên số lượt người dùng đến với thư viện cũng khá khiêm tốn, trung bình khoảng 30 lượt/ngày.
Số bạn đọc đăng ký thẻ hằng năm:
- 2005: 180 thẻ
- 2006: 136 thẻ
- 2007: 154 thẻ
- 2008: 68 thẻ
- 2009: 154 thẻ
- Tháng 5/2010: 342 thẻ
Với vốn tài liệu ngày càng phong phú, việc tra cứu tìm kiếm dễ dàng nên số lượt người dùng đến với thư viện ngày một tăng lên, cụ thể như sau:
- 2005: 1.009 lượt
- 2006: 1.346 lượt
- 2007: 1.811 lượt
- 2008: 2.375 lượt
- 2009: 1.855 lượt
- Tháng 05/2010: 774 lượt
Người dùng đến với thư viện chủ yếu với mục đích học tập, nghiên cứu là chủ yếu, một số rất ít đến với nhu cầu giải trí, và thư giãn.
4. Kinh phí
Kinh phí hoạt động của thư viện trước đây khoảng từ 100 đến 120 triệu một năm, nhưng từ năm 2010 kinh phí hoạt động đã giảm xuống còn 70 triệu một năm. Tuy nhiên, tất cả kinh phí này thư viện đều chỉ dùng cho việc bổ sung tài liệu cho Thư viện.
II. THỰC TRẠNG TRỤ SỞ, TRANG THIẾT BỊ CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trụ sở, trang thiết bị hay còn gọi là cơ sở vật chất – kỹ thuật của một thư viện đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là nơi chứa, nơi bảo quản nguồn tài liệu của thư viện, là nơi để bạn đọc có thể tiếp xúc với tài liệu, tiếp xúc với các thông tin bổ ích, là nơi để cán bộ thể hiện cái vai trò, nhiệm vụ, ước mơ về nghề nghiệp của mình. Trụ sở, trang thiết bị của một thư viện nó quyết định đến sự phát triển, hay kìm hãm sự phát triển của thư viện đó. Chính vì vậy, mà việc xây dựng, bố trí thư viện sao cho khoa học, hợp lý và cả việc bổ sung, sử dụng và bảo quản, duy trì độ bền của các trang thiết bị trong thư viện là việc hết sức cần thiết.
1. Thực trạng về trụ sở của thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh
Thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh không có trụ sở chuyên biệt mà được bố trí trong một gian phòng khá là khang trang và sạch sẽ có diện tích 300m, tại tầng 8, khu giảng đường của trường. Với thiết kế có khá nhiều cửa sổ, trần nhà cao, ráo, tạo cho thư viện một không gian thoáng đãng.
Việc bố trí địa điểm của thư viện như thế này (khi chưa có trụ sở thư viện riêng) thuận tiện cho sinh viên có thể đến thư viện bất cứ lúc nào trong các giờ giải lao, hay cần tra cứu thông tin gấp. Tuy nhiên, việc thư viện không có trụ sở được thiết kế chuyên biệt, và với diện tích quá bé như hiện nay cũng đã làm giảm đi hiệu quả hoạt động của thư viện rất nhiều. Thư viện không có sự phân chia các phòng chức năng như đa số các thư viện các trường Đại học khác mà tất cả các công việc đều được thực hiện trong một căn phòng. Cụ thể như sau:
Khối tài liệu:
+ Kho đóng: 90m
+ Kho mở: 14m
Khối phục vụ bạn đọc: 181m (trong đó, khu vực tra cứu chiếm 6m)
Khối hành chính sự nghiệp: 15m (bao gồm cán bộ quản lý, xử lý kỹ thuật)
Sơ đồ bố trí thư viện

Từ sơ đồ ta có thể thấy rằng, việc phân chia khu vực đọc ở hai kho đóng mở khác nhau là việc bất hợp lý, trong khi tài liệu ở kho đóng là tài liệu chuyên ngành, mang thông tin chuyên sâu, lượng người dùng nhiều hơn nhưng chỉ có một dãy bàn để bạn đọc nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc cán bộ thư viện sử dụng bàn này để thực hiện một số công việc thủ công trong việc xử lý tài liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng. Còn khu vực dành cho bạn đọc tài liệu ở kho mở, báo, tạp chí, mặc dù ít người dùng hơn lại rộng rãi và nhiều bàn ghế hơn. Việc bố trí lại để tạo ra không gian thoải mái trong công việc cho cán bộ, cũng như không gian yên tĩnh cho người dùng là rất cần thiết.
Thư viện có ba cửa vào, tuy nhiên chỉ sử dụng một cửa số 2 do thư viện chỉ trang bị một cổng từ. Tất cả các hoạt động ra vào của các cán bộ thư viện ( bổ sung tài liệu, nhu cầu cá nhân, …) cũng đi qua cửa này, làm người dùng mất tập trung, trong khi đó cửa số 3 và 2 luôn luôn được đóng kín vì thư viện sợ mất cắp tài liệu.
Diện tích quá nhỏ nên hiện nay thư viện vẫn chưa xây dựng được các khối chức năng đầy đủ, mới có 3 khối chức năng, còn khối dịch vụ vẫn chưa có để phục vụ nhu cầu của người dùng đầy đủ, và tốt hơn nữa.
2. Thực trạng về trang thiết bị của thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh
a. Thiết bị làm việc, phục vụ người dùng
Các thiết bị phục vụ - dịch vụ người dùng được trang bị trong thư viện được xem là bộ mặt của thư viện, nó mang đặc trưng cho nghề thư viện cho nên các thư viện thường đầu tư kinh phí để trang bị. Nó không chỉ là thiết bị hỗ trợ công việc cho cán bộ thư viện, mà nó còn giúp người dùng có tinh thần sảng khoái hơn, và tạo không gian mỹ quan trong thư viện.
* Thiết bị làm việc
Lao động của người cán bộ thư viện thực tế là lao động khoa học, mang đặc trưng riêng nên việc trang bị trang thiết bị chuyên dùng cho cán bộ thư viện là điều hết sức cần thiết. Hiện nay, trang thiết bị trong thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trang thiết bị làm việc của cán bộ thư viện nói riêng là vấn đề rất được ban Lãnh đạo của trường chú trọng. Các cán bộ thư viện có bàn ghế, có tủ đựng tài liệu, hồ sơ, kệ xử lý sách, … Tuy nhiên, làm thế nào để có thể khai thác triệt để các công năng của các thiết bị là vấn đề vẫn bỏ ngỏ, các thiết bị không chỉ đẹp về kiểu dáng mà còn phải tiện nghi.
Bảng kê trang thiết bị làm việc
STT TÊN THIẾT BỊ ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG NƠI SỬ DỤNG
1 Bàn làm việc Cái 03
01
09 Khối nghiệp vụ
Thủ thư
Để trong kho sách, không sử dụng
2 Xe đẩy sách Cái 03 Khối nghiệp vụ - Kho đóng
3 Ghế làm việc Cái 06
02
08 Khối nghiệp vụ
Kho đóng
Không sử dụng
4 Bàn vi tính Cái 04 (một máy cũ không sử dụng) Khối nghiệp vụ
5 Tủ đựng hồ sơ Cái 02 Khối nghiệp vụ
6 Điện thoại Cái 01 Khối nghiệp vụ
7 Máy quét mã vạch Cái 01 Khối nghiệp vụ

Ngoài ra, thư viện còn trang bị một số thiết bị hỗ trợ cho nghiệp vụ như: máy vi tính, máy scan, máy photocopy, …
* Thiết bị phục vụ người dùng
Các thiết bị thường được đặt ở khu vực phục vụ, như: bàn, ghế, máy tra cứu, các thiết bị chiếu sáng, quạt điện, … Thư viện có tổ chức cả kho mở nên việc sử dụng và khai thác các trang thiết bị của thư viện khá triệt để. Thư viện bố trí sắp xếp bàn ghế phục vụ bạn đọc ở kho mở khá hợp lý, với việc sắp xếp các dãy bàn song song nhau, có lối đi đến các máy tra cứu, hạn chế được tiếng động gây ồn với những người xung quanh. Đồng thời, thủ thư có thể theo dõi, giám sát các hoạt động đọc tại chỗ của tập thể người dừng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Thiết bị lưu trữ thông tin
Hiện nay, thư viện không sử dụng hệ thống lưu trữ thông tin truyền thống. Thư viện đang từng bước chuyển sang tự động hóa và nâng cao hiệu quả phục vụ bằng mục lục điện tử. Thư viện có 6 máy để tra cứu ở khu phục vụ bạn đọc. Nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao vì người dùng tin đa phần chưa sử dụng thành thạo cách tra cứu trên máy.
Tủ cất giỏ sách: Thư viện có trang bị ba tủ cất giỏ sách đặt ngoài hành lang của thư viện nhưng bạn đọc không hề sử dụng đến vì thư viện đã trang bị cổng từ nên cho phéo người dùng có thể mang giỏ xách, cặp,… vào bên trong thư viện.
Bảng thông kê thiết bị phục vụ người dùng
STT TÊN THIẾT BỊ ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG NƠI SỬ DỤNG
01 Bàn đọc 31
03 Cái
Phục vụ kho mở
Phục vụ kho đóng
02 Bàn tra cứu 06 Cái Khối phục vụ
03 Ghế ngồi đọc 45 Cái Phục vụ đóng + mở
04 Máy tra cứu 06 Cái Khối phục vụ
05 Bảng nội quy + thông báo 01 Cái Không sử dụng
06 Tủ đựng túi sách người dùng 03 Cái Không sử dụng
07 Kệ đựng báo, tạp chí 02 Cái Khối phục vụ

b. Các thiết bị thông tin liên lạc, điện tử - tin học
Trước đây, thư viện Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh chỉ được trang bị một máy điện thoại, một máy vi tính để soạn thảo văn bản. Từ năm 2004, cùng với sự thành lập trung tâm Tin học – Thư viện, Thư viện tiến hành chuyển sang xây dựng thư viện điện tử. Đến nay, trang thiết bị của thư viện đã được trang bị khá đầy đủ, phục vụ tốt cho chức năng tìm và khai thác thông tin.
* Thiết bị thông tin liên lạc: Đây là các thiết bị không thể thiếu trong một thư viện, nó là thiết bị hộ trợ, là phương tiện để giao dịch với các nhà xuất bản, với người dùng, với các cơ quan khác, …
Vì thư viện chỉ gói gém trong một căn phòng nên cả thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh chỉ có duy nhất một máy điện thoại để liên lạc. Thư viện vẫn chưa trang bị máy fax. Tuy nhiên, tất cả các máy vi tính có trong thư viện đều được nối mạng internet, rất thuận tiện cho việc tra cứu thông tin trên mạng và có thể liên lạc với đối tượng cần nhanh chóng (với điều kiện đối phương cũng có máy vi tính nối mạng).
Các thiết bị nghe nhìn như: audio và video, màn hình video, máy chiếu phim, máy phát hình, … và cả máy ghi hình thư viện vẫn chưa trang bị.
Hiện nay, thư viện không sử dụng hình thức tuyên truyền tài liệu, thông báo sách mới bằng cách đánh máy, in và dán trên bảng thông báo nữa, mà chủ yếu nhập tất cả vào máy vi tính để người dùng tra cứu trực tiếp trên mạng internet.
* Máy móc, thiết bị tin học
Thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh có tất cả 10 máy vi tính, trong đó, có ba máy trang bị cho cán bộ thư viện, 6 máy dùng để người dùng tra cứu và truy cập internet, 1 máy còn lại do quá cũ, tốc độ xử lý chậm nên không còn được sử dụng nữa. Cả 9 máy đều được nối mạng internet, tuy nhiên đường truyền yếu, tốc độ và bộ nhớ của các máy chủ chưa cao, vì vậy cần phải nâng cấp các máy vi tính trong thư viện là yêu cầu cần phải làm ngay.
Mỗi ngày thư viện phục vụ người dùng đến tra cứu và truy cập internet từ 8h30 đến 17h30 (thư viện nghỉ không phục vụ ngày chủ nhật). Bạn đọc chỉ được truy cập các trang web phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và những trang web giải trí lành mạnh. Thư viện luôn có người giám sát, kiểm tra để tránh có các trường hợp truy cập vào những trang web có nội dung xấu, không lành mạnh.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 30 lượt/ngày.
Với số lượng là 6 máy để tra cứu và truy cập internet hiện nay là hợp lý so với tình hình người dùng đến với thư viện. Mặc dù số lượng máy ít nhưng đa phần, người dùng đến tra cứu dữ liệu là chủ yếu, lượt người đến truy cập là rất ít. Hầu như, lúc nào cũng có máy trống, không người sử dụng.
Thư viện đã trang bị các thiết bị ngoại vi như:
+ 01 máy in Lazer hp 1200, 01 máy scanner.
+ 01 máy photocopy dùng để phục vụ cho việc nhân bản một số bài trích, báo tạp chí, các tài liệu mà người dùng yêu cầu và các tài liệu độc bản khác trong thư viện.
Bảng kê các thiết bị thông tin liên lạc, điện tử - tin học
STT TÊN THIẾT BỊ ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG NƠI SỬ DỤNG
01 Máy vi tính Cái 03
06
01 Khối nghiệp vụ
Khối phục vụ
Không sử dụng
02 Máy photocopy Cái 01
01 Khối nghiệp vụ
Không sử dụng
03 Máy in Lazer hp 1200 Cái 01 Khối nghiệp vụ
04 Máy quét scanner Cái 01 Khối nghiệp vụ
05 Điện thoại bàn Cái 01 Khối nghiệp vụ

c. Thiết bị an toàn tài liệu
* Thiết bị tu sửa sách
Các thiết bị tu sửa sách hầu hết bằng thủ công cầm tay như: dao xén tay, dao, kéo, băng keo, kim bấm, keo dán, bàn ép… Công việc chủ yếu dùng đến các thiết bị này là: đóng bìa, cắt xén giấy, đóng sổ, … công dụng chỉ để tu sửa các tài liệu hư hỏng trong quá trình sử dụng, phục vụ. Cán bộ thư viện chỉ tu sửa các hỏng hóc nhỏ của tài liệu, còn các việc lưu trữ tài liệu lâu dài như đóng sách, báo, tạp chí đã có kinh phí thư viện hợp đồng với những cơ sở chuyên trách.
* Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Thư viện là nơi tang trữ sách, báo. Vì vậy việc phòng chống cháy nổ là vấn đề luôn được quan tâm. Thư viện đã trang bị các thiết bị như: ổn áp, bộ tích điện, bình chữa cháy, hệ thống cầu dao cắt điện khi gặp sự cố và cả bình khí CO2.
* Cổng từ
Từ năm 2008, được sự cho phép từ phía nhà trường, thư viện tiến hành lắp đặt hệ thống cổng từ tại cửa ra vào để quản lý bạn đọc và tài liệu trong thư viện được tốt hơn. Để quản lý được bằng hệ thống này, tất cả các tài liệu của thư viện đều được dán từ. Hệ thống cổng từ giúp thư viện kiểm soát bạn đọc chặt chẽ hơn trong điều kiện vẫn cho phép bạn đọc mang giỏ sách vào thư viện. Khi người dùng mang tài liệu ra khỏi thư viện mà không trải qua khâu khử từ , hệ thống cổng từ sẽ báo động và nhân viên thư viện kịp thời sẽ có biện pháp xử lý.
* Camera
Cùng với việc trang bị cổng từ, bên phía nhà trường còn cấp kinh phí để thư viện trang bị hệ thống camera bao gồm 6 máy, để có thể ghi hình lại toàn bộ diễn tiến hoạt động của thư viện trong ngày, giúp cho cán bộ thư viện kiểm soát người dùng được chặt chẽ hơn mà không tạo cảm giác khó chịu, mất tự nhiên của họ.
Tuy nhiên, mặc dù đã lắp đặt từ lâu nhưng hệ thống máy camera trong thư viện vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
d. Các thiết bị khác
* Thiết bị chiếu sáng
Đây là thiết bị mà thư viện đặc biệt quan tâm, vì nó chẳng những chi phối đến hiệu quả phục vụ mà còn có sự tác động đến sức khỏe người dùng, cụ thể là mắt.
Với 12 bóng đèn neon có độ dài 1.2m – 40w trong kho sách, và 24 bóng cùng loại ở khu vực phục vụ, thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thật sự đã tạo ra một không gian đọc có ánh sáng lý tưởng, không gây cảm giác chói sáng, lại khuếch tán đều, không đổ bóng.
* Thiết bị cơ – điện thông thoáng không khí
Tinh thần người dùng sẽ thoải mái, dễ chịu, hiệu quả nghiên cứu, học tập sẽ tăng lên nếu không gian trong thư viện thật sự thoáng đãng, mát mẻ.
Hiện nay, thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng các thiết bị cơ – điện thông thoáng không khí sau:
+ Máy điều hòa nhiệt độ: 4 máy
+ Quạt điện: Mặc dù thư viện đã trang bị máy điều hòa nhiệt độ, tuy nhiên vẫn bố trí 16 quạt điện trong kho sách, khu vực làm việc của các cán bộ và rải rác ở khu phục vụ kho mở. Loại quạt thư viện sử dụng chủ yếu là quạt treo tường, tuy nhiên do quạt treo ở vị trí khá cao nên cũng không đủ để xua đi cái nóng vào những ngày oi bức. Trong khi đó, tất cả các máy điều hòa nhiệt độ đều được bố trí ở khu vực phục vụ bạn đọc, nên không khí tại khu vực này luôn mát mẻ, thông thoáng.
* Giá, kệ chứa tài liệu
Toàn bộ giá chứa sách của thư viện sử dụng đều bằng sắt sơn tĩnh điện màu xám trắng. Giá sắt có độ bền cao hơn giá gỗ, lại không bị mối mọt xâm hại. Mẫu mã các loại giá tương tự nhau, được thiết kế 5 tầng trên một kệ. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai tầng (35 cm) là cố định, không tiết kiệm được diện tích giá khi có sự thay đổi kích thước của tài liệu. Có nhiều tài liệu để ở trạng thái nghiêng vì quá khổ so với khoảng cách giữa hai tầng nên qua thời gian bị cong gáy sách, hoặc cong cả trang.
Giá sách hiện có trong thư viện là 63 giá ( 51 giá sử dụng trong kho đóng, 12 giá sử dụng ngoài kho mở), có đến 12 giá vẫn vẫn chưa được sử dụng vì số lượng tài liệu đã được xếp đủ.
Đối với báo, tạp chí, cán bộ xử lý chuyên môn và xếp lên hai kệ tự chọn đặt gần ở khu phục vụ bạn đọc kho mở.
* Thiết bị di chuyển và lấy sách
+ Xe đẩy di chuyển sách: Được trang bị dùng để di chuyển sách vào kho sau khi hoàn tất khâu xử lý kỹ thuật hoặc cất sách vào kho sau khi phục vụ. Thiết kế 3 ngăn, 2 mặt, có 4 bánh di chuyển, dùng lực kéo hoặc đẩy. Hiện thư viện đã trang bị 3 xe đẩy sách. Tuy nhiên, chỉ sử dụng có hai xe, còn một xe còn lại hầu như để ở cuối kho sách, không hề sử dụng đến.
+ Hiện nay, thư viện Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh chưa trang bị các thiết bị lấy sách. Cán bộ thư viện muốn lấy sách ở trên cao đều phải dùng ghế để thay cho thang lấy sách hoặc bục.

* Thiết bị làm sạch: Thư viện không trang bị các thiết bị làm sạch vì Ban lãnh đạo trường đã bố trí riêng cho thư viện nhân viên chuyên làm nhiệm vụ quét dọn, làm sạch cho thư viện. Tuy nhiên, nhân viên này chỉ tiến hành quét dọn sàn nhà, lau chùi bàn ghế, trang thiết bị của thư viện, còn việc bảo quản kho sách khỏi các bụi bẩn thì dường như làm chưa được tốt. Trong kho đóng, bụi bám đầy trên các tài liệu, đặc biệt các tài liệu chính trị, ít người dùng. Không những tác động không tốt đến tài liệu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ thư viện.
3. Nhận xét và đánh giá
Qua khảo sát thực trạng trụ sở trang thiết bị của thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy:
• Về trụ sở:
Mặc dù, trụ sở thư viện khá là khang trang, sạch sẽ, thông thoáng với thiết kế nhiều cửa sổ, trần cao, và tách biệt với các tầng dùng để giảng dạy khác nên giảm thiểu được tiếng ồn mà không cần sử dụng cửa cách âm. Tuy nhiên, diện tích thư viện quá nhỏ, gây khó khăn trong việc sử dụng trụ sở Vì vậy mà thư viện vẫn còn những bất cập trong việc bố trí các khối chức năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của thư viện.
• Về trang thiết bị:
Thư viện được đầu tư tốt về trang thiết bị, đây là điệu kiện thuận lợi cho công việc của cán bộ thư viện và là điều hấp dẫn người dùng đến với thư viện.
Tuy nhiên, thư viện còn những bất cập về trang thiết bị:
+ Trang thiết bị của thư viện khá khang trang, hiện đại có giá trị sử dụng nhưng thư viện vẫn chưa hề có quy chế hay nội quy gì về quản lý và khai thác sử dụng trang thiết bị.
+ Các thiết bị dư thừa chưa khai thác hết công năng, nhưng một số thiết bị cần khác vẫn còn thiếu.
+ Công tác tổ chức, xắp xếp trang thiết bị còn lúng túng, thiếu khoa học, việc trang bị các trang thiết bị còn mang tính tự phát, chưa thật sự khoa học.
+ Thư viện chưa chú ý đến công tác đào tạo người dùng tin và kỹ năng sử dụng cho cán bộ thư viện để họ biết cách khai thác và sử dụng các thiết bị thật hiệu quả.
PHẦN III
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRỤ SỞ, TRANG THIẾT BỊ TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI
Trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là trường vẽ Gia Định thành lập năm 1913) là một trong những trường Mỹ thuật đầu tiên tại Đông Dương. Trên cơ sở bề dày này, vai trò đầu tàu của trường trong việc xây dựng một nền mỹ thuật mang tính bác học, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là không thể thiếu. Trường phải trở thành một trung tâm đào tạo lớn về mỹ thuật phù hợp với quy mô của thành phố và của cả nước.
Trường phát triển đào tạo theo hai hướng.
+ Hướng thứ nhất : Duy trì và phát triển đào tạo mỹ thuật tạo hình, đào tạo ra các họa sĩ, nhà điêu khắc, sang tác, và nhà nghiên cứu lý luận, phê bình, nhà sư phạm mỹ thuật. Đây là hướng rất quan trọng, mang tính học thuật cao có nhiều uy tín cho nhà trường.
+ Hướng thứ hai: Mở rộng và phát triển đào tạo mỹ thuật ứng dụng, một loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống, rất cần trong nền kinh tế thị trường. Mỹ thuật ứng dụng mà trường tập trung vào trong giai đoạn tới chủ yếu là các chuyên gia có sức hút lớn về nhu cầu: thiết kế đồ họa vi tính, trang trí nội thất, truyện tranh, hoạt hình, thời trang, truyền thông đa phương tiện…
Hướng thứ nhất nên giữ quy mô tuyển sinh như hiện nay, nhằm tìm kiếm, chắt lọc những họa sĩ giỏi có đủ năng lực sáng tác.
Hướng thứ hai nên mở rộng quy mô tuyển sinh để thỏa mãn nhu cầu nhân lực của xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà trường. Bên cạnh đó, so với các trung tâm mỹ thuật khác trong cả nước, mỹ thuật ứng dụng của thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh và có sức phát triển lớn.
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo một số sinh viên nước ngoài đã tạo được uy tín. Tiến tới sẽ thu hút tuyển sinh đến các nước trong khu vực và thế giới.
Trong khu vực Đông Á, và Đông Nam Á, nền mỹ thuật Việt Nam có một chỗ đứng quan trọng, chiếm một vị trí cao trong các tác phẩm mỹ thuật và đội ngũ tác giả. Sơn mài là một chất liệu quý được các họa sĩ Việt Nam nâng lên thành một chất liệu mỹ thuật tạo hình. Tranh sơn mài đã từ lâu nổi tiếng khắp khu vực và là chất liệu nhiều sinh viên các nước quan tâm học hỏi. Trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện và khả năng trở thành một trung tâm đào tạo về nghệ thuật sơn mài trong khu vực, đó là vị trí địa lý, trường gần các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Singagore… Chi phí đào tạo thấp, khả năng chuyên môn tốt, chất liệu độc đạo. Từ việc học tập sơn mài, dần dần tuyển sinh vào các ngành học khác để chuyển trường thành một trong những trung tâm mỹ thuật của khu vực. Việc này là khả thi khi đã có sinh viên nước ngoài đã và đang học tại trường.
Về cơ sở vật chất
Muốn trở thành một trung tâm mỹ thuật lớn, trường cần phải phát triển cơ sở vật chất, đủ khối lượng các phòng học lý luận, thực hành đúng chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn không gian học tập của sinh viên mỹ thuật phải được chú ý, đảm bảo đầy đủ các thiết bị cần thiết về ánh sáng, họa cụ, máy móc. Nâng cấp trung tâm tin học và thư viện trở thành một trung tâm tin học phục vụ mỹ thuật lớn nhất.
Xây dựng hệ thống nhà xưởng, chất liệu phù hợp với yêu cầu của từng khoa. Các xưởng không chỉ là nơi thực hành các bài tập, mà còn là nơi thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, thi công công trình phục vụ xã hội.
Trường mỹ thuật không chỉ là nơi đào tạo các họa sĩ, chuyên gia về mỹ thuật, trường còn phải là nơi tham gia, tổ chức các hoạt động mỹ thuật phía Nam. Trường sẽ là một đơn vị quan trọng cùng với Hội Mỹ thuật định hướng các hoạt động mỹ thuật, góp phần làm đời sống mỹ thuật them phong phú.
2. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh định hướng xây dựng thư viện thành thư viện chuyên ngành mỹ thuật, không chỉ phục vụ tốt cho công tác đào tạo đại học và sau đại học của trường, mà còn là nơi nghiên cứu cho các nhà mỹ thuật, các đọc giả yêu thích nghệ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
Để quản lý tốt và phát triển thư viện không thể thiếu thiết bị và công nghệ. Trang thiết bị hiện đại sẽ giúp con người quản lý và khai thác hiệu quả vốn tư liệu hiện có của thư viện. Với những đặc trưng riêng của trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch đầu tư cho giai đoạn 2010 – 2011 đã được hoạch định: Đưa hệ thống camera quan sát phòng đọc vào hoạt động giúp cho việc quản lý an toàn tài liệu của thư viện, phân loại tài liệu để chuyển một số ra kho mở để phục vụ bạn đọc tốt hơn. Đầu tư phòng nghe nhìn đa chức năng phục vụ các buổi chuyên đề của thư viện: chiếu phim nghệ thuật, truy cập dữ liệu điện tử, hội thảo, giới thiệu tài liệu mới, hội nghị bạn đọc…
Tăng nhân sự và chuẩn hóa nghiệp vụ của cán bộ thư viện, tạo dựng môi trường tốt cho học tập nghiên cứu, thực sự cuốn hút những người yêu thích mỹ thuật. Ứng dụng công nghệ và trang thiết bị để đem lại nhiều tiện ích để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng yếu của mình là phục vụ hoạt động giảng dạy học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
Mở rộng và nâng cấp diện tích sử dụng của thư viện, áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện, bổ sung thêm tài liệu về chuyên ngành Mỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dùng.
Phát triển, nâng cấp hệ thống mạng nhằm đưa nguồn tài liệu nội bộ lên mạng để phục vụ cho cán bộ, công nhân viên, giảng viên và sinh viên trong trường hiệu quả hơn.
Giao lưu, và tìm kiếm thêm các nguồn, các chương trình, dự án hỗ trợ để phát triển thư viện.
II. GIẢI PHÁP CẢI TẠO, BỐ TRÍ LẠI TRỤ SỞ THƯ VIỆN
Thư viện là trung tâm văn hóa, giáo dục, là bộ mặt và là niềm tự hào của cả trường nói chung và của cán bộ thư viện nói riêng. Muốn cho thư viện hoạt động tốt, đòi hỏi cần có sự bố trí, sắp xếp các khối chức năng và trang thiết bị một cách hợp lý.
Diện tích thư viện hiện nay là quá nhỏ so với quy mô và hoạt động của thư viện. Cán bộ thư viện cần kiến nghị lên phía nhà trường để được mở rộng diện tích trụ sở của thư viện để tạo lập các khối chức năng thật sự chuyên trách và có thể sử dụng các trang thiết bị dư thừa, tránh được sự lãng phí của thư viện. Việc mở rộng diện tích thư viện cần phải tuân theo các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo được ánh sáng, đảm bảo về an toàn, phòng cháy chữa cháy, các phòng kho được bố trí sao cho hợp lý và phù hợp với trình tự diễn tiến của quá trình hoạt động thư viện.
Cần bố trí lại thư viện cho hợp lý hơn, cụ thể:
+ Bàn phục vụ người dùng và làm việc, nay giảm bớt một cái bàn và đưa xuống khu phục vụ người dùng, cùng với số bàn chưa được sử dụng trong kho sách. Tất cả người dùng mượn tài liệu ở kho đóng không đọc ở bàn làm việc khu nghiệp vụ nữa, mà sẽ đọc tại khu phục vụ. Để tránh bị ảnh hưởng bởi công việc của cán bộ, làm giảm hiệu quả học tập, nghiên cứu của họ.
+ Máy tính tra cứu và truy cập internet trước đây được bố trí ở cuối khu phục vụ, người dùng phải đi xuống cuối phòng để tra cứu, sau đó lại quay lên khu nghiệp vụ để mượn tài liệu nên rất mất thời gian, và trong quá trình đi qua lại như vậy, vô tình gây ảnh hưởng đến người đọc xung quanh. Chính vì vậy, cần bố trí máy tính lên phía trên gần kho mở, lại đối diện với bàn thủ thư nên không những thuận tiện cho thủ thư giám sát tình hình truy cập và hạn chế được những bất cập đã nêu trên.
+ Việc bố trí lại máy tính tra cứu, đồng nghĩa với việc thay đổi vị trí của kho mở. Kho mở sẽ được dịch chuyển gần về phía nghiệp vụ hơn một chút xíu, số giá sách thừa chưa được sử dụng thì được chuyển toàn bộ sang phía khoảng trống giữa cửa số 2 và bàn làm việc của cán bộ thư viện.
Để tránh tình hình các công việc hoạt động ra vào của cán bộ thư viện gây chú ý, làm ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng, cần mở cửa số 3 để làm lối đi riêng cho cán bộ thư viện. Để tránh việc người khác đi vào thư viện qua lối này, cán bộ thư viện cần khóa trong cửa lại khi không có nhu cầu ra vào. Còn người dùng vẫn đi qua cửa thứ hai.
Sơ đồ bố trí lại thư viện

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ TẠI THƯ VIỆN
1. Bố trí, xắp xếp lại trang thiết bị cho thật hợp lý.
Mặc dù, có hệ thống quạt treo trong kho sách và khu làm việc của cán bọ thư viện, nhưng vì treo quá cao nên làm giảm khả năng làm mát của chúng, vì vậy cần phải xem xét, và di chuyển vị trí của các quạt xuống thấp hơn để có thể xua cái nóng oi bức.
Các máy điều hòa nhiệt độ cũng cần bố trí lại, trong khi cả bốn máy đều tập trung hướng đến làm mát khu phục vụ, thì khu làm việc của các bộ thư viện máy điều hòa không thể làm mát tới. Và hầu như, mỗi ngày, cán bộ chỉ cần mở hai máy là có thể làm mát toàn bộ khu này. Vì vậy, cần bố trí lại các máy điều hòa, thay vì khoảng cách giữa các máy là 3m/máy trong phạm vi làm mát một nửa thư viện thì ta có thể đặt tại khu phục vụ hai máy, khu vực tra cứu 1 máy, ở giữa kho mở và khu làm việc của cán bộ một máy. Như vậy, việc làm mát của máy điều hòa sẽ trải đều hơn, hiệu quả hơn.
2. Bổ sung và khai thác triệt để các công năng của các thiết bị chưa được sử dụng, và thanh lý các trang thiết bị không thể sử dụng, hoặc không sử dụng nữa.
a. Bổ sung và khai thác triệt để các công năng của các thiết bị chưa được sử dụng
Ngoài các trang thiết bị đã được trang bị, thư viện cũng cần trang bị thêm các trang thiết bị cần thiết sau:
+ Số lượng quạt điện trong thư viện khá nhiều, vì vậy thư viện cần bổ sung thêm thang nhôm, loại thang được gấp gọn lại để dùng cho các công việc như: treo tranh ảnh, sữa chữa, thay thế đồ điện, lau chui kính, quạt máy,… rất tiện cho các thủ thư.
+ Máy fax vì yêu cầu liên lạc của thư viện qua máy fax là rất cần thiết vì rất nhanh chóng, tiện lợi như: gửi, nhận đơn đặt hàng mua tài liệu qua máy fax.
+ Một số thiết bị như: máy vi tính cá nhân, màn hình, đầm máy video, các thiết bị âm thanh, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cán bộ thư viện trong các hội thảo, tập huấn chuyên môn.
+ Máy ghi hình kỹ thuật số để sử dụng trong việc lưu trữ và thông tin tư liệu. Ghi hình lại các cuộc họp, hội thảo quan trọng,…
+ Bục lấy sách : dùng để tìm tài liệu lưu trữ trong các kho khi các tài liệu xếp ở trên cao quá so với tầm với của các bộ thư viện và bạn đọc.
+ Thiết bị làm sạch: Mặc dù thư viện đã có nhân viên quét dọn riêng, tuy nhiên trong kho sách bụi bặm vẫn bám đầy trên tất cả các giá vì nhân viên này chỉ lau chùi khu vực bên ngoài, bàn làm việc, còn nhiệm vụ bảo quản các trang thiết bị và tài liệu của thư viện vẫn là của cán bộ thư viện. Vì vậy thư viện cần bổ sung thêm các thiết bị làm sạch như: máy hút bụi, khăn lau, chổi lông gà dùng để quét trần, …
+ Thiết bị báo cháy
Thư viện cần sửa chữa lại số quạt bị hỏng trong thư viện để đưa vào sử dụng (3 quạt). Đồng thời, đưa máy photocopy còn chưa sử dụng và hệ thống máy camera vào sử dụng để quản lý thư viện được tốt hơn, chặt chẽ hơn.
b. Thanh lý
Hiện nay, trong thư viện có một dàn máy vi tính không sử dụng vì dàn máy đó đã sử dụng trước đây khá lâu, tốc độ xử lý chậm, khả năng hoạt động kém. Nên cần thanh lý máy này để có thêm nguồn kinh phí cho thư viện sử dụng trong các việc khác cần thiết hơn.
3. Tăng cường trang thiết bị hiện đại
Mỗi năm, thư viện luôn có kế hoạch phát triển, hiện đại các trang thiết bị để có thể thực hiện mục tiêu xây dựng thư viện điện tử, hiện đại. Tuy nhiên, do diện tích thư viện còn nhỏ, mà diện tích kho thì không thay đổi, trong khi đó tài liệu luôn được bổ sung thêm. Vì vậy, thư viện nên mạnh dạn thanh lý các tài liệu không còn giá trị để tiết kiệm diện tích kho.
Thư viện đang tiến hành mở dịch vụ tìm tin và cũng đang được nhiều người đồng tình và ủng hộ.
Việc số hóa, in ấn tài liệu cũng được thư viện chú trọng và ngày một nâng cao. Tuy nhiên, việc còn một máy photocopy chưa đưa vào sử dụng lại là một sự lãng phí.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc tiếp nhận thông tin về tài liệu không hề dễ dàng đối với cán bộ thư viện. Cần có sự tính toán để tránh được việc bổ sung tài liệu một cách đại trà. Ngoài vốn tài liệu truyền thống còn xuất hiện các dạng vật mang tin khác như: CD – ROM, đĩa compact, đĩa mềm, video, … kèm theo đó là các thiết bị ghi, đọc, ghi nhận và truyền thông tin…
Việc tăng cường trang thiết bị hiện đại là một yêu cầu bức thiết và cần thiết đối với một thư viện đại học nói chung và thư viện Đại học Mỹ Thuật nói riêng. Nhưng đây cũng là thách thức đối với cán bộ thư viện vì trụ sở của thư viện không có nhiều không gian như một vài thư viện được xây dựng trụ sở riêng biệt khác.
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị
a. Nâng cao trình độ người sử dụng:
* Đối với cán bộ thư viện:
- Thường xuyên tự học hỏi, nâng cao sức tìm tòi và sáng tạo về nhiều mặt.
- Tăng cường thêm các nhân viên có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thư viện, công nghệ thông tin, quản trị mạng, ngoại ngữ để việc xử lý tài liệu được nhanh chóng và chính xác, hiệu quả hơn.
- Huấn luyện về kiến thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ thư viện.
- Cần có kiến thức tối thiểu về các trang thiết bị mà mình sử dụng, để có thể sử dụng tốt và biết bảo quản trang thiết bị tốt nhất.
- Trang bị kiến thức về sự vận hành và cách sửa chữa các trang thiết bị.
* Đối với bạn đọc:
- Phổ biến cho người dùng nắm bắt nội quy của thư viện, có các biện phạt chính đáng để nâng cao ý thức của người dùng.
- Hướng dẫn, tập huấn cho người dùng cách tra cứu trên máy vi tính.
- Giáo dục ý thức sử dụng tài liệu và trang thiết bị thư viện cho người dùng.
b. Nâng cao năng lực quản lý
Cán bộ quản lý phải nắm vững chuyên môn cao để có thể quản lý và khai thác các công năng, vận hành của các trang thiết bị.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra, và đánh giá công việc.
Để tránh việc “cha chung không ai khóc”, cán bộ quản lý cần:
- Giao cho các cán bộ có chuyên môn trực tiếp quản lý các trang thiết bị về xử lý kỹ thuật.
- Yêu cầu các cá nhân phải quản lý và chịu trách nhiệm khu vực mình làm.
Cán bộ quản lý thư viện cần có nhiều phương cách quản lý về nghiệp vụ thư viện. Có nhiều chiến lược khuyến khích người dùng đến với thư viện như: có quà tặng, hay khen thưởng cho bạn đọc sử dụng nhiều tài liệu nhất trong năm, huy động những ý kiến đóng góp thiết thực cho hoạt động thư viện… từ phía người dùng.

KẾT LUẬN

Thư viện trường Đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh là một thư viện có cơ sở vật chất khá khang trang với các định hướng đầu tư về trang thiết bị một cách khoa học, và ứng dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý thư viện. Hiện nay, thư viện đang đề ra phương hướng nâng cấp về trụ sở, các phòng chức năng và trong tương lai gần, chắc chắn thư viện Đại học Mỹ Thuật sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển thành một thư viện hiện đại thu hút người dùng không chỉ trong phạm vi trong trường. Mặc dù vậy, thư viện cũng cần bảo đảm về nguồn tài chính, bảo đảm trong việc lựa chọn trang thiết bị và bảo đảm về một đội ngũ nhân viên có năng lực làm chủ về mọi mặt.
Đội ngũ cán bộ thư viện, trẻ, khỏe, năng động, được đào tào đúng chuyên ngành và có năng lực làm chủ các trang thiết bị hiện đại, đây là lợi thế và điều kiện để thư viện phát triển.
Hiện nay, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, thư viện trường Mỹ Thuật đang dần hoàn thiện mọi mặt về trụ sở, trang thiết bị. Nhiệm vụ của thư viện là tuyển chọn và bổ sung các loại tài liệu phù hợp với chương trình đào tạo của trường, bảo quản và khai thác các nguồn tin tìm được, từ đó tổ chức phổ biến thông tin.
Mặc dù còn khó khăn về trụ sở nhưng với sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, cũng với năng lực làm việc của các cán bộ, nhưng thư viện Đại học Mỹ Thuật sẽ không vì điều đó mà ngừng phát triển.

Báo cáo kiến tập!

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Văn Hóa Tp.Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý Văn hoá và Nghệ thuật cùng Giáo viên Chủ nhiệm đã tạo điều kiện làm cầu nối cho tôi có được cơ hội kiến tập quý báu sau một thời gian dài học tập và rèn luyện tại trường.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng các anh, chị cán bộ - công nhân viên tại Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa thực tập này.
Đặc biệt, tôi kính gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Anh, các anh, chị phòng Nghiệp vụ, những người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo nhiều cơ hội cho tôi cọ xát thực tế. Thầy và các Anh, Chị đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi những lúc gặp khó khăn, để tôi có thể đem những kiến thức đã học áp dụng vào công việc thực tiễn trong suốt thời gian thực tập tại Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức.
Một lần nữa, Sinh viên thực tập NGUYỄN LÊ NA xin gởi đến Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Quản lý Văn hóa và Nghệ thuật, Giáo viên chủ nhiệm cùng quý Ban Giám đốc, thầy Hoàng Anh và các anh chị phòng Nghiệp vụ - Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức lời cảm ơn chân thành nhất!


SVTT: NGUYỄN LÊ NA




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỦ ĐỨC VÀ TRUNG TÂM VĂN HÓA THỦ ĐỨC
I. Đặc điểm chung về quận Thủ Đức
1. Điều kiện địa lý
2. Dân số
3. Tổ chức hành chính
4. Tôn giáo tín ngưỡng
5. Kinh tế
6. Văn hóa xã hội
II. Khái quát về Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức
1. Thành lập
2. Bộ máy tổ chức
a. Về chức năng
b. Về tổ chức bộ máy
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC
I. Kế hoạch hoạt động của Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức năm 2010
1. Nhiệm vụ trọng tâm
2. Nội dung hoạt động cụ thể
II. Tình hình hoạt động của Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức (thời gian từ 15/12/2009 đến 15/03/2010)
1. Hoạt động nghiệp vụ thông tin
a. Cổ động trực quan
b. Công tác triển lãm
c. Thông tin lưu động
d. Bản tin Thủ Đức
2. Hoạt động nghiệp vụ Văn hóa
a. Liên hoan hội diễn cấp Quận
b. Chương trình Văn nghệ quần chúng phục vụ cơ sở
c. Hoạt động lễ hội
3. Nghệ thuật chuyên nghiệp
4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu
5. Hoạt động CLB – Đội – Nhóm
a. CLB Hát với nhau
b. CLB Thơ ca
c. CLB Sân khấu truyền thống
6. Hoạt động Thư viện
7. Công tác giáo dục truyển thống
8. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
9. Công tác hành chánh quản trị
III. Nhận xét đánh giá chung
PHẦN III: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
I. Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động của Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức
1. Ưu điểm
2. Hạn chế
II. Ý kiến, đề xuất
III. Tự nhận xét đánh giá bản thân qua quá trình kiến tập
1. Ưu điểm
2. Hạn chế
KẾT LUẬN.
PHỤ LỤC
Phụ lục I: Nhật ký thực tập
Phụ lục II: Một số hình ảnh hoạt động của Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức.
NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN.


















LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào xu thế hội nhập chung của Thế Giới. Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên mọi lĩnh vực, và khi đời sống ngày một nâng cao hơn thì nhu cầu hưởng thụ Văn hóa của con người ngày càng tăng. Chính vì thế mà các thiết chế Văn hóa được xây dựng nên là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ Văn hoá của quần chúng nhân dân, với chức năng nâng cao đời sống Văn hóa, hoàn thiện nhân cách và phát triển toàn diện con người. Đặc biệt là ở các Trung tâm Văn hóa – Nhà Văn hóa với vai trò là “ Người trung chuyển Văn hóa ” đem Văn hóa đến với Nhân dân.
Theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo và quyết định của trường Đại học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh, tôi được giới thiệu về Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức để thực tập giữa khóa. Trải qua thời gian một tháng thực tập tại Trung tâm, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Ban Giám đốc, thầy Hoàng Anh, các anh, chị cán bộ phòng Nghiệp vụ và các Phòng, Ban khác, tôi được tham khảo tài liệu và thâm nhập thực tế, qua đó tôi có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu và nắm bắt phần nào các hoạt động Văn hóa tại Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, cũng như vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn và từ đó rút kết cho mình những kinh nghiệm quý báu trong nghề nghiệp sau này.






PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỦ ĐỨC VÀ TRUNG TÂM VĂN HÓA THỦ ĐỨC

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUẬN THỦ ĐỨC
1. Điều kiện địa lý
Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, là một quận ven nội thành được tách ra từ huyện Thủ Đức cũ gồm ba quận, hiện nay là quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức.
Diện tích tự nhiên là 4.776 ha
Phía Bắc giáp với tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp với quận 9 (huyện Thủ Đức cũ), phía Nam giáp với quận 2 (huyện Thủ Đức cũ), phía Tây giáp với Bình Thạnh.
2. Dân số
Theo số liệu thống kê, tổng số hộ dân trên địa bàn quận Thủ Đức tính đến 10/2007 là 360.730 hộ, đến 2009 là 400.420 người.
3. Tổ chức hành chính
Quận Thủ Đức chia thành 12 phường, với 73 khu phố, bao gồm các phường: Linh Đông, Linh Xuân, Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Chiểu, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Trường Thọ, Bình Thọ.
4. Tôn giáo tín ngưỡng
Chủ yếu là hai tôn giáo chính: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Ngoài ra, còn một số tôn giáo khác chiếm số lượng không đáng kể, toàn quận có 44 chùa, 13 nhà thờ và 36 nhà dòng, 34 tịnh thất, 15 đình và 4 tu viện.

5. Kinh tế
Từ khi mới tách quận cho đến nay, tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng hơn 10 năm kể từ ngày thành lập quận, kinh tế quận Thủ Đức đang trên đà phát triển nhanh chóng và đạt nhiều thành tựu to lớn.
Trong những năm gần đây, quận Thủ Đức chú trọng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ sản xuất nông nghiệp trồng lúa sang trồng các loại hoa, cây kiểng có giá trị thương mại cao hơn, góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương.
6. Văn hóa xã hội
Hoạt động Văn hóa Văn nghệ, Thể dục Thể thao trên địa bàn quận, trong những năm gần đây tập trung phục vụ ở cơ sở là chính, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động phong trào Văn hóa, Văn hóa ở cơ sở, tạo sân chơi bổ ích cho người dân ở địa bàn dân cư, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
II. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC
1. Thành lập
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức được thành lập vào ngày 07/11/1977, là bộ phận trực thuộc phòng Văn hóa Thông tin quận Thủ Đức.
Ngày 07/01/1991, nhà hát nhân dân huyện Thủ Đức và nhà Văn hóa huyện Thủ Đức sát nhập lại với nhau.
Ngày 15/06/2000, Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức được thành lập theo quyết định số 3840/QĐ-UBVX của UBND thành phố, và chịu sự quản lý của nhà nước theo ngành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố.
2. Bộ máy tổ chức
a. Về chức năng
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức tham mưu đề xuất cho UBND quận những định hướng, chủ trương, kế hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa Thông tin trên địa bàn, bao gồm nội dung và nhiệm vụ chính, Thư viện truyền thống VHTT, dịch vụ văn hóa…
Định hướng thị hiếu thẩm mỹ tạo điều kiện để quần chúng tham gia giao lưu, học hỏi, vui chơi. Góp phần nâng cao chất lượng phong trào Văn hóa Văn nghệ ở địa phương.
b. Về tổ chức bộ máy
Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành, quản lý Trung tâm.
Căn cứ theo biên chế của Trung tâm do UBND quận phân bổ, tùy theo yêu cầu cụ thể mà bố trí cán bộ biên chế, nhân viên và cộng tác viên thành ba phòng:
* Phòng nghiệp vụ văn hóa
Bộ máy gồm: 01 Trưởng phòng phụ trách chung. Phòng biên chế chia thành bốn tổ là tổ nghiệp vụ Văn hóa, tổ Thư viện, tổ truyền thống, và tổ lớp năng khiếu
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức các hoạt động Văn hóa, Văn nghệ quần chúng, các hội thi, hội diễn văn nghệ tại Trung tâm và ở cơ sở.
+ Xây dựng, hướng dẫn quản lý, điều hành các Câu lạc bộ - Đội -Nhóm tại Trung tâm và cơ sở.
+ Quản lý, điều hành Thư viện tại các cơ sở và tổ chức các hội thi về sách.
+ Xây dựng và tổ chức các công tác giáo dục truyền thống: sưu tầm, bảo quản, trưng bày, triễn lãm tư liệu, hình ảnh, những di tích Văn hóa và tổ chức hội thi tìm hiểu truyền thống nhân các ngày lễ lớn.
+ Tổ chức các lớp học Văn hóa, năng khiếu Văn hóa Nghệ thuật, nghề thực dụng và các lớp tập huấn Văn hóa Văn nghệ cho các hạt nhân phong trào Văn nghệ tại cơ sở.
* Phòng nghiệp vụ thông tin
Bộ máy gồm: 01 trưởng phòng phụ trách điều hành chung
Phòng biên chế chia thành 4 tổ nghiệp vụ: tổ biên chế bản tin, đội thông tin lưu động, tổ kẻ vẽ triển lãm, tổ xây dựng đời sống cơ sở.
Nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho ban chỉ đạo xây dựng đời sống Văn hóa ở khu dân cư và vận động thực hiện các tiêu chí Văn hóa cơ sở.
+ Tổ chức tuyên truyền đường lối chính sách chủ trương pháp luật của Đảng và nhà nước bằng nhiều hình thức, tham gia phục vụ các lễ hội…
+ Tổ chức liên hoan thông tin cơ sở.
+ Xây dựng và bồi dưỡng ban biên tập, lực lượng cộng tác viên đảm bảo phát hành hai số báo định kỳ và các số báo đặc biệt phục vụ cho yêu cầu và nhiệm vụ chính trị.
* Phòng hành chính phục vụ văn hóa
Bộ máy gồm: 01 trưởng phòng và chia thành 04 tổ (tổ tài vụ, dịch vụ văn hóa; tổ văn thư tổng hợp; tổ kỹ thuật; tổ bảo vệ và vệ sinh cây kiểng)
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ Văn hóa, tạo nguồn thu cho sự nghiệp, cho đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao.
+ Đảm bảo thu chi ngân sách theo quy định, chế độ lương, bồi dưỡng và khen thưởng… cho cán bộ công chức, lao động của đơn vị theo quy định.
+ Quản lý các loại giấy tờ, công văn.
+ Quản lý, bảo trì trang thiết bị, cơ sở vật chất tại trung tâm.
+ Bảo vệ tài sản và an toàn vệ sinh.
TỔ CHỨC BỘ MÁY TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC



PHẦN HAI
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC

I. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2010
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quy định và yêu cầu, điều kiện tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Trung tâm Văn hóa Thủ Đức đề ra kế hoạch hoạt động năm 2010, với các nhiệm vụ trọng tâm và nội dung hoạt động cụ thể sau:
1. Nhiệm vụ trọng tâm
a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ Chính trị của địa phương, kịp thời tham mưu xây dựng các kế hoạch hoạt động Văn hóa, thông tin – tuyên truyền, góp phần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu trọng tâm và yêu cầu nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội – An ninh quốc phòng địa phương; Đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ Văn hóa của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân khu chế xuất, công nhân nhà trọ, sinh viên các khu ký túc xá trên địa bàn Quận và thiết thực chào mừng những sự kiện, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm 2010: Mừng Đảng – Mừng Xuân Canh Dần; Kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/04; Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/05; Kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng 08 và Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9; Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội và Đại hội Đảng bộ các cấp.
b) Tăng cường tổ chức các hoạt động tại Trung tâm Văn hóa: Sử dụng và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tiếp tục đầu tư nâng chất lượng – số lượng và hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ / Đội / Nhóm nòng cốt; Thư viện – Truyền thống; lớp năng khiếu; Hoạt động biểu diễn Văn hóa Nghệ thuật; Các mô hình dịch vụ Văn hóa. Tăng cường tổ chức các hoạt động chiếu phim, Nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ định kỳ ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật… từng bước thu hút đông đảo tầng lớp quần chúng, các giới – ngành đến sinh hoạt, giao lưu, học tập, vui chơi giải trí thường xuyên tại Trung tâm Văn hóa.
c) Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ chuyên môn hoạt động các Nhà Văn hóa Thể thao phường; Đầu tư có trọng điểm và nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình liên hoan – hội diễn văn nghệ quần chúng cấp quận và tham gia cấp Thành phố, góp phần phục vụ tốt công tác xây dựng đời sống Văn hóa ở khu dân cư. Kiến nghị lãnh đạo quận quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm Văn hóa theo quy hoạch đã được phê duyệt và đầu tư thực hiện các cụm pano chính trị, trụ treo cờ - banderol tuyến đường Võ Văn Ngân, Nguyễn Văn Bá… tạo điều kiện cho Trung tâm Văn hóa hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền cổ động trực quan chào mừng các sự kiện trọng đại đất nước năm 2010.
d) Sắp xếp nhân sự các tổ chuyên môn theo hướng tinh gọn, tăng cường nhân sự Ban Giám đốc, cán bộ nghiệp vụ Văn hóa và đội Thông tin lưu động. Tiếp tục thực hiện giao khoán nguồn kinh phí hoạt động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí thất thoát, tạo điều kiện tự chủ cho các phòng nghiệp vụ, tổ chuyên môn trong quá trình tác nghiệp. Củng cố nhân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ dịch vụ Văn hóa, phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu thu sự nghiệp năm 2010 theo tinh thần NĐ 43/CP. Kịp thời tham mưu đề xuất lãnh đạo quận các chủ trương, giải pháp nhằm huy động các nguồn lực xã hội, sự quan tâm phối hợp và hỗ trợ của các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị, các thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo điều kiện đẩy mạnh thực hiện cơ chế xã hội hóa các loại hình hoạt động Văn hóa trên địa bạn Quận.
* Nhằm góp phần thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Trung tâm Văn hóa triển khai thực hiện 4 đợt hoạt động lễ hội Văn hóa tập trung trong năm 2010 như sau:
1) Hoạt động Mừng Đảng – Mừng Xuân Canh Dần 2010 “chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam” (thời gian từ ngày 01/01 đến 28/02/2010)
2) Hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước thống nhất (30/04/1975 – 30/04/2010); Chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2010); Kỷ niệm 13 năm thành lập quận Thủ Đức (01/04/1997 – 01/04/2010). (Thời gian từ 01/04 đến 19/05/2010).
3) Hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19/08), Quốc khánh 2/9 (1945-2010) và chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp. (Thời gian: quý III/2010)
4) Hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội (thời gian từ 01/10 đến 15/10/2010)
2. Nội dung hoạt động cụ thể
...................................................................


II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN THỦ ĐỨC ( thời gian từ 15/12/2009 đến 15/03/2010)
1. Hoạt động nghiệp vụ thông tin
a. Cổ dộng trực quan
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Trong quý I năm 2010, Trung tâm Văn hóa tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, đã kịp thời thay nội dung pano cụm tiểu đảo Thủ Đức và 04 pano cổ động Chính trị (5m*10m), treo gắn 07 pano (2m*3m), 102 lượt banderol, treo gắn 650 cờ Đảng – cờ nước, 750 cờ phướn màu trang trí cổ động trên các tuyến đường trung tâm Quận, Quốc lộ 1A, các cầu vượt, góp phần phục vụ có hiệu quả công tác tuyên truyền chào mừng 80 năm thành lập Đảng 3/2, mừng Xuân Canh Dần 2010, giao quân nghĩa vụ quân sự 2010, tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ…
b. Công tác triển lãm
Trong quý I, Trung tâm Văn hóa thực hiện 02 đợt triển lãm ảnh chuyên đề, góp phần phục vụ có hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương – chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân trên địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương, thu hút khoảng 4.500 lượt khách tham quan, cụ thể:
+ Triển lãm “Thành tựu Kinh tế - Văn hóa – Xã hội quận Thủ Đức năm 2009”, thời gian từ ngày 26/12/2009 đến ngày 03/01/2010 tại công viên 23/09, với 60 ảnh, 03 biểu đồ, 01 sa bàn, về nội dung triển lãm có các đề mục: xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận… vững mạnh; tăng trưởng Kinh tế - Xã hội năm 2009; Chính sách xã hội; nâng cao đời sống nhân dân; An ninh quốc phòng và triển lãm Hội Xuân 2010 quận Thủ Đức thu hút đông đảo khách đến tham quan.
+ Triển lãm bộ ảnh chuyên đề: Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm thắng lợi vẻ vang 2009 (40 ảnh) phục vụ đợt Mừng Đảng – Mừng Xuân 2010 tại Trung tâm Văn hóa Thủ Đức.
Ngoài ra, Trung tâm Văn hóa đã phối hợp tổ chức thành công đợt Hội chợ - Triển lãm thương mại hàng tiêu dùng quận Thủ Đức Xuân Canh Dần năm 2010, thời gian từ 11/01 đến 17/01/2010, có trên 30 gian hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận tham gia hội chợ. Kết hợp chương trình biểu diễn ca múa nhạc tạp kỹ chuyên nghiệp hàng đêm tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa, thu hút 10.000 lượt khách tham quan. Gớp phần phục vụ tốt nhu cầu giải trí và mua sắm của nhân dân địa phương nhân dịp năm mới 2010.
c. Thông tin lưu động
Trong Quý I, Đội thông tin lưu động đã phối hợp Trung tâm Y tế Dự phòng quận Thủ Đức tổ chức 02 suất văn nghệ tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS tại Khu chế xuất Linh Trung II và phường Linh Xuân, nội dung tuyên truyền về tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là quyền của mọi người, sống không kỳ thị với người có HIV.
Thực hiện 02 phim video: “Công tác Đảng năm 2009”, thời lượng 10 phút, phục vụ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – 3/2; Phim tài liệu gương tiêu biểu phong trào hiến đất làm đường quận Thủ Đức.
Tổ chức 02 đợt diễu hành xe loa (26 xe) trên địa bàn Quận tuyên truyền chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – 3/2, và đợt giao quân nghĩa vụ quân sự 2010.
d. Bản tin Thủ Đức
Thực hiện tốt công tác Thông tin tuyên truyền các mặt công tác trọng tâm của Quận ủy – UBND – các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong quận, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch đề ra. Kịp thời phát hành 02 số báo đặc biệt: Mừng năm mới 2010, đặc san Xuân Canh Dần 2010, 01 số báo thường kỳ số lượng 1.500 tờ/số. Nội dung phản ánh các hoạt động của quận trên các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội và An ninh Quốc phòng… đảm bảo tính thời sự và nội dung tuyên truyền.
2. Hoạt động nghiệp vụ Văn hóa
Với mục tiêu duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phong trào hoạt động Văn hóa Văn nghệ quần chúng tại cơ sở 73 khu phố, tăng cường phục vụ đời sống Văn hóa tinh thần trong đối tượng công nhân lao động các khu chế xuất, công nhân nhà trọ. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phong trào Văn hóa Văn nghệ trong cán bộ, công chức thuộc các đơn vị, ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn quận, nhân rộng phong trào trong đối tượng sinh viên – học sinh các trường Đại học, Cao đẳng, Trung câp chuyên nghiệp, trung học phổ thông… cụ thể trong quý I đã tập trung thực hiện:
a. Liên hoan hội diễn cấp Quận
Phối hợp quận Đoàn Thủ Đức tổ chức liên hoan Hợp xướng “Nụ Cười Hồng” quận Thủ Đức năm 2009, thời gian từ 29 đến 30/12/2009 (02 đêm) tại Nhà Thiếu nhi Quận, có 450 diễn viên của 9 đơn vị phường tham gia.
Phối hợp phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công hội diễn Văn nghệ quần chúng ngành Giáo dục quận Thủ Đức năm 2010, chủ đề: “Mừng Đảng – Mừng Xuân”, thời gian từ 19/01 đến 24/01/2010 (9 buổi) tại Trung tâm Văn hóa. Hội diễn có 51 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn quận tham gia, với 255 tiết mục, 3.138 diễn viên và khoảng 4.500 lượt khan giả đến xem.
Phối hợp quận Đoàn tổ chức Liên hoan “Tiếng hát Học sinh – Sinh viên” quận Thủ Đức – lần II năm 2010, thời gian từ 29 đến 30/01/2010 (02 đêm) tại Nhà Thiếu nhi quận tham gia, với 9 chương trình và khoảng 1000 lượt khan giả đến xem.
Triển khai kế hoạch hội diễn Văn nghệ quần chúng quận Thủ Đức năm 2010 chủ đề: “Năm thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị” đến 73 khu phố, các ban – ngành, đoàn thể, các đơn vị, trường học đóng trên địa bàn Quận.
b. Chương trình Văn nghệ quần chúng phục vụ cơ sở
Tổ chức 15 suất chương trình ca nhạc tạp kỹ do Trung tâm Văn hóa quận biểu diễn phục vụ tại khu dân cư các phường: Linh Tây, Trường Thọ, Tam Phú, Bình Thọ, Linh Xuân, Nhà Văn hóa phường Hiệp Bình Phước nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, họp mặt Giáng sinh năm 2009, hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lễ hội mừng Đảng – mừng Xuân Canh Dần 2010, Quốc tế phụ nữ 8/3, hội trại tòng quân nghĩa vụ quân sự 2010… tổng cộng có khoảng 7000 lượt khán giả đến xem.
Dàn dựng chương trình Văn nghệ phục vụ họp mặt giao lưu cán bộ nữ chủ chốt huyện Thủ Đức các thời kỳ tại Công viên Suối Tiên – quận 9 – phục vụ khoảng 500 lượt người.
c. Hoạt động lễ hội
Dàn dựng 01 chương trình sân khấu hóa, chủ đề “Đảng đã cho ta mùa Xuân” và tổ chức phục vụ chu đáo buổi họp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2010) do Quận Ủy tổ chức tại Trung tâm Văn hóa – có 900 đại biểu tham dự.
3. Nghệ thuật chuyên nghiệp
Được sự hỗ trợ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa đã tăng cường phối hợp tổ chức nhiều chương trình biểu diễn tại khu dân cư địa bàn 12 phường, các Nhà Văn hóa phường, công nhân Khu Chế xuất Linh Trung I, Khu Chế xuất Linh Trung II, Trung tâm Văn hóa… nhân dịp chào năm mới 2010, lễ hội mừng Đảng – mừng Xuân Canh Dần 2010, thu hút đông đảo quần chúng đến xem. Trong quý I, Trung tâm Văn hóa đã phối hợp điều tiết các chương trình biễu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thành phố phục vụ tổng cộng 21 suất – thu hút trên 14.300 lượt khán giả, góp phần phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ Văn hóa của đông đảo nhân dân trên địa bàn.
Ngoài ra, đơn vị đã phối hợp Công ty Cổ phần Truyền thông Điện Ảnh Sài Gòn và Công ty Cổ phần đầu tư giải trí Phước Sang tổ chức chiếu phim tết 2010 “Công chúa Teen và ngũ hổ tướng” tại rạp Trung tâm Văn hóa Quận, mỗi ngày 02 suất – từ 14/2 đến 23/02/2010.
4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu
Công tác đào tạo năng khiếu tiếp tục được phát triển về chất lượng, khai thác có hiệu quả các phòng ốc hiện có, thường xuyên duy trì 16 loại hình năng khiếu như: Guitar, organ, hội họa, múa hiện đại, khiêu vũ, thể dục thẩm mỹ nữ, thể dục thể hình, vovinam, karatedo, thanh nhạc, cắt tóc, trang điểm, Yoga, đàn tranh, tin học,… Trong quý I, tổ chức tổng cộng 65 lớp – 1100 học viên, góp phần phục vụ nhu cầu học tập, rèn luyện năng khiếu của nhân dân trên địa bàn.
5. Hoạt động CLB – Đội – Nhóm
Là mô hình thu hút đông đảo công chúng đến sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sở thích và tự thể hiện mình của một bộ phận quần chúng đến với Trung tâm, qua đó dưỡng lực lượng nòng cốt phong trào Văn hóa quần chúng ở địa phương. Phần lớn các câu lạc bộ đều có khả năng tự quản, bám sát nhiệm vụ Chính trị và định hướng hoạt động của Trung tâm Văn hóa. Hoạt động CLB – Đội – Nhóm đã góp phần tích cực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị đề ra trong quý I/2010, cụ thể như sau:
a. CLB Hát với nhau
Tổ chức 04 chương trình, chủ đề gắn với các ngày lễ, kỷ niệm lớn, với hơn 50 ca khúc được giao lưu – thu hút khoảng 400 lượt khán giả.
b. CLB Thơ ca
Tổ chức chương trình giao lưu thơ quý I Trung tâm Văn hóa, có 60 hội viên thuộc các CLB thơ Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 3, Quận 9 đến tham dự.
c. CLB Sân khấu truyền thống
Trong quý I, đã tổ chức 5 suất diễn theo yêu cầu các đình, chùa, miếu trong và ngoài quận – phục vụ tổng cộng 2600 lượt khán giả. Ngoài việc biểu diễn phục vụ, CLB còn sinh hoạt 2 lần/tháng để trao đổi, rút kinh nghiệm và tập tuồng mới.
* Các CLB – Đội – Nhóm: ca khúc truyền thống, ca sĩ trẻ, nhóm múa Rain, nhóm múa Duyên Việt, Đàn ca tài tử, lân sư rồng, kèn đồng, cờ tướng, CLB Rap – khiêu vũ, CLB võ thuật, … tập dợt định kỳ hàng tuần tham gia các hội thi và biểu diễn phục vụ yêu cầu nhiệm vụ Chính trị của địa phương.
6. Hoạt động Thư viện
Trong quý I, phòng đọc – mượn mở cửa phục vụ 1.189 lược người dùng, 8.832 lượt luân chuyển sách báo – tạp chí.
Ngoài việc phục vụ tại chỗ, trong quý I, Thư viện đã phối hợp với phòng Giáo dục Quận tổ chức hội thi “nét vẽ xanh” quận Thủ Đức lần XIII năm 2010 đến 55 trường cấp I, II, III trên địa bàn, có 355 tranh tham gia dự thi, với các thể loại vẽ giấy, vẽ vi tính, vẽ áo dài, vẽ gốm và vẽ tập thể.
7. Công tác giáo dục truyển thống
Trong quý I, Nhà Truyền thống đã vận động tổ chức đón tiếp và thuyết minh cho 908 lượt khách tham quan. Đồng thời, đã tổ chức phục vụ chu đáo buổi lễ dâng hương của lãnh đạo quận, các Ban ngành Đoàn thể đến viếng Nghĩa trang Liệt sỹ, Nhà Truyền thống, Nhà Bia ghi danh liệt sỹ quận nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam – 22/12, Xuân Canh Dần 2010.
Sưu tầm 01 hiện vật bổ sung phòng trưng bày Nhà Truyền thống – Chiếc võng dù của liệt sỹ Dương Văn Phú – Nguyên chiến sỹ tiêu biểu đoàn 3 bắc Thủ Đức.
- Phối hợp phòng Văn hóa và Thông tin Quận tổ chức đón nhận và trao bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Chùa Sùng Đức – phường Trường Thọ.
Tiếp tục công tác sưu tầm bổ sung ảnh chuẩn bị đợt triễn lãm chuyên đề “Thành tựu Kinh tế - Xã hội quận Thủ Đức sau 35 năm giải phóng”
8. Công tác xây dựng đời sống Văn hóa cơ sở
Trong quý I/2010, Trung tâm Văn hóa tăng cường công tác hỗ trợ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động Văn hóa cơ sở, công tác chuẩn bị tham gia liên hoan Văn nghệ Quần chúng quận Thủ Đức năm 2010, phối hợp đánh giá và công nhận các đơn vị đạt chuẩn Văn hóa năm 2009 theo kế hoạch phân công của Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa quận… Hoạt động xây dựng đời sống Văn hóa cơ sở đóng góp tích cực cho các phong trào Văn hóa Văn nghệ, nhằm xây dựng và phát triển các hoạt động Văn hóa trong từng khu phố, đẩy mạnh công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa” trên địa bàn quận.
Phối hợp chuẩn bị và phục vụ chu đáo buổi họp mặt đầu xuân các đơn vị Văn hóa năm 2010 tại Trung tâm Văn hóa và tổng kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa quận Thủ Đức năm 2009 tại Nhà Thiếu nhi quận.
9. Công tác hành chánh quản trị
Kịp thời thực hiện báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009 theo quy định, được sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra đánh giá đơn vị đạt loại xuất sắc AI năm 2009 – được tặng huận chương lao động hạng III, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2009.
Đóng góp và bổ sung hoàn chỉnh quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế thi đua đơn vị theo tinh thần nghị định 43 Chính phủ và kịp thời tổ chức chu đáo hội nghị cán bộ, công chức năm 2010.
Đảm bảo nhân lực, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động quý I năm 2010 tại Trung tâm Văn hóa và cơ sở, các yêu cầu nhiệm vụ Chính trị của địa phương.
Trang bị mới 01 dàn máy vi tính cho phòng Tài vụ
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trong quý I/2010, Trung tâm Văn hóa luôn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ Chính trị của quận và ngành, chủ động đề ra các chương trình hoạt động cụ thể, góp phần hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ Chính trị được giao và kế hoạch hoạt động đơn vị, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu hoạt động sự nghiệp đã đề ra.
Hoạt động tại chỗ của Trung tâm Văn hóa được tổ chức thường xuyên: các lớp năng khiếu, tổ chức biểu diễn, giao lưu sinh hoạt, hội nghị, dịch vụ văn hóa… đúng kế hoạch đề ra. Các hoạt động biểu diễn ngoài trời thu hút được lượng khán giả ngày một đông hơn. Nổi bật là hoạt động biểu diễn Văn nghệ Quần chúng ngành Giáo dục năm 2010.
Đợt hoạt động Lễ hội Mừng Đảng – Mừng Xuân Canh Dần 2010, Trung tâm Văn hóa đã tăng cường chương trình ca nhạc tạp kỹ do Trung tâm Văn hóa Quận biểu diễn phục vụ và hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho hoạt động tại cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp và các Ban, ngành Đoàn thể liên quan, tổ chức chu đáo các chương trình biểu diễn Văn hóa Văn nghệ không doanh thu, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của đông đảo thanh niên công nhân, sinh viên các trường Đại học và nhân dân trên địa bàn theo tinh thần chỉ đạo của Quận ủy – UBND quận. Đồng thời, đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan, phục vụ họp mặt, lễ hội trong quý theo yêu cầu phân công của Ban Giám đốc lễ hội quận.

PHẦN III
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
I. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ưu điểm
Trung tâm Văn hóa Quận Thủ Đức với vị trí thuận lợi, nằm ngay trung tâm của quận, nơi có đông dân cư và trình độ văn hóa của người dân khá cao cho nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn, cũng như tổ chức được nhiều hoạt động phong trào thu hút được đông đảo người dân tham gia, đáp ứng được nhu cầu Văn hóa, Văn nghệ của quần chúng nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận.
Trung tâm luôn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ Chính trị của Quận và ngành, đồng thời chủ động đề ra các chương trình hoạt động cụ thể góp phần hoàn thành tốt các kế hoạch nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra.
Trung tâm Văn hóa Quận Thủ Đức có sân khấu lớn được trang bị tốt về cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại nên là địa điểm tốt để cho các công ty, các tổ chức thuê làm chương trình hoặc phối hợp cùng Trung tâm tổ chức các chương trình Văn hóa – Văn nghệ có chất lượng cao.
Trung tâm được sự quan tâm của Sở văn hóa – Thông tin, Quận Ủy, Uỷ Ban Nhân Dân Quận Thủ Đức nên đã mạnh dạn chủ động trong việc tổ chức các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ phục vụ nhiệm vụ Chính trị và phục vụ nhu cầu hưởng ứng nghệ thuật ngày càng cao của công chúng.
Để Trung tâm hoạt động tốt, có hiệu quả, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên luôn cố gắng trong mọi hoạt động, xác định đúng phương hướng, đường lối lãnh đạo của cấp trên giao phó, chính vì thế Trung tâm luôn tạo ra được nguồn thu để chia sẻ gánh nặng từ ngân sách Nhà nước. Từ đó, Trung tâm chủ động được trong việc tổ chức các hoạt động cũng như nâng cao chất lượng chương trình phục vụ cho công chúng, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu Văn hóa của nhân dân và thực hiện đúng công tác Xã hội hóa hoạt động Văn hóa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn có lực lượng cộng tác viên đông đảo trong các Câu lạc bộ - Đội – Nhóm đang sinh hoạt tại Trung tâm, họ là những người thực sự năng động, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức và hoạt động Văn hóa. Vì thế đã đem lại nhiều thành quả cao trong các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn và các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức đã tăng cường các chương trình ca nhạc tạp kỹ do Trung tâm Văn hóa quận biểu diễn phục vụ và hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho hoạt động tại cơ sở. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối họp với 12 phường và đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tổ chức chu đáo các chương trình biểu diễn Văn hóa Văn nghệ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của đông đảo Thanh niên, Công nhân, Sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng, và quần chúng nhân dân trên địa bàn Quận.
Phong trào Văn hóa – Văn nghệ, hội thi, hội diễn luôn là một thế mạnh của Trung tâm cùng với sự quan tâm tham gia nhiệt tình của các cấp, các giới, các tổ chức đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi từ Quận đến cơ sở, nhiều chương trình đã được đề ra và để lại dấu ấn lớn cũng như duy trì được thường xuyên qua các năm.
Số lượng tài liệu của Thư viện phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức nên đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của người dùng.
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức luôn tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Đầu tư có trọng điểm và nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng góp phần phục vụ tốt cho công tác xây dựng đời sống văn hóa.
* Điểm nổi bật trong công tác quản lý và hoạt động của Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức:
 Trung tâm đã tạo ra được nguồn thu lớn từ việc tổ chức các chương trình nghệ thuật, cho thuê hội trường, mặt bằng tại Trung tâm… từ đó giảm được gánh nặng từ nguồn ngân sách Nhà Nước.
 Từ các buổi biểu diễn văn nghệ, triển lãm, Trung tâm luôn thu hút được các nhà tài trợ, các cá nhân cũng như các tổ chức tham gia.
 Thường xuyên tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn, hỗ trợ cơ sở vật chất… để tạo điều kiện cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong Quận tổ chức các hoạt động Văn hóa.
 Đối với các chương trình Văn hóa – Văn nghệ Trung tâm luôn hướng đến các giá trị truyền thống, phát huy tính đậm đà bản sắc dân tộc nhưng đồng thời tiếp cận với những nền Văn hóa Nghệ thuật tiên tiến, hiện đại của Thế giới để nâng cao giá trị nội dung, chất lượng nghệ thuật phục vụ công chúng.
 Với các lễ hội hiện đại, Trung tâm Văn hóa Quận Thủ Đức đã tổ chức và vận động tài trợ để thực hiện các chương trình như: lễ hội Mừng Đảng – Mừng Xuân Canh Dần 2010, chương trình Đảng đã cho ta mùa xuân, chiếu phim “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”…, đã thu hút được đông đảo công chúng đến xem và thưởng thức.
 Trung tâm thường xuyên tạo điều kiện cho các ca sĩ trẻ, nhóm nhạc được ra mắt khán giả thông qua những chương trình ca nhạc do Trung tâm tổ chức.
2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, Trung tâm Văn hóa Quận Thủ Đức vẫn còn tồn tại một số khó khăn, cụ thể:
 Đầu tiên phải nói đến các CLB – Đội - Nhóm: từ khi chuyển sang thực hiện theo công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa các CLB – Đội - Nhóm phải tự mình trang trải chi phí hoạt động, tự tìm kiếm nguồn kinh phí cho mình cũng như đầu tư một số trang thiết bị hoạt động. Chính vì thế, nhiều Hội viên muốn tham gia sinh hoạt phải tự bỏ tiền đóng hội phí cũng như muốn làm chương trình gì thì phải tự bỏ tiền ra góp chung để làm vì thế gây khó khăn cho một số Hội viên cũng như hoạt động của các Câu lạc bộ.
 Từ trước tới nay, nhiều người dân đã quen với quan niệm làm văn hóa là phải phục vụ miễn phí cho dân theo kiểu thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp. Chính vì thế, một số người vẫn chưa nhận thức đúng hay vì hoàn cảnh kinh tế mà có thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm đến các hoạt động Văn hóa đang diễn ra, vì vậy gây khó khăn cho một số hoạt động cũng như thu hút người dân tham gia vào trong các hoạt động đó.
 Hoạt động Văn hóa nếu không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo sẽ dẫn đến việc đi sai định hướng, chỉ chú ý đến lợi nhuận mà quên đi mục đích chính là nâng cao chất lượng Văn hóa cho nhân dân, cũng như dễ bị kẻ xấu lợi dụng từ đó làm giảm đi ý nghĩa nhân văn cao đẹp của hoạt động Văn hóa.
II. Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT
 Đưa cán bộ về các cơ sở Phường cùng với cán bộ tại cơ sở tổ chức ra các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ định kỳ cũng như mở ra nhiều loại hình sinh hoạt khác từ đó sẽ thu hút được một lượng lớn khán giả đông đảo của địa phương và khi đó cũng có đủ nhân lực để đảm bảo cho các hoạt động được duy trì tốt.
 Xây dựng nhiều hơn nữa đội ngũ cộng tác viên có chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, từ đó tạo thuận lợi trong việc xây dựng các chương trình cũng như lên kế hoạch, tìm nhà tài trợ cho chương trình.
 Tiếp tục phát huy, triển khai hình thức đưa các CLB – Đội - Nhóm về sinh hoạt tại địa phương để hoạt động, thu hút được nhiều đối tượng cũng như sinh hoạt tốt hơn.
 Đối với các lớp học Trung tâm nên triển khai hình thức kết hợp với nhiều đối tác trong việc giảng dạy, đào tạo học viên cũng như địa điểm tổ chức giảng dạy.
 Trung tâm tiếp tục duy trì tốt một số chương trình đang diễn ra định kỳ, tránh tình trạng gián đoạn hay phải hủy bỏ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của Trung tâm cũng như ảnh hưởng đến việc hưởng thụ Văn hóa – Văn nghệ của quần chúng.
 Trung tâm phải quan tâm hơn nữa đến lực lượng cán bộ trẻ tuổi vì đó là lực lượng kế thừa, bên cạnh đó cần phát huy hơn nữa tính năng động, sáng tạo cho Trung tâm để đáp ứng kịp thời tình hình phát triển ngày càng nhanh của Thành phố, đồng thời tăng cường tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ sở Phường.
 Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng cáo, mở rộng các loại hình dịch vụ, quảng bá rộng hơn trên địa bàn Thành phố mang lại nguồn thu cho Trung tâm.
III. TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN QUA QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP
1. Ưu điểm:
Qua thời gian kiến tập tại Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Hoàng Anh, các chị cán bộ trong Trung tâm, em đã hoàn thành tốt đợt thực tập giữa khóa từ ngày 31/05/2010 đến ngày 25/06/2009 với một thái độ chủ động, tích cực. Qua đó bản thân em đã tự thấy mình có những mặt ưu điểm như sau:
+ Tự bản thân luôn tích cực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Không trễ nải trong công việc.
+ Có tinh thần học hỏi cao, không ngừng bổ sung kiến thức, tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
+ Tạo được lòng tin, mối quan hệ tốt với các anh chị ở Trung tâm, các bạn cùng thực tập, qua đó tạo được thiện cảm và nâng cao uy tín cũng như hình ảnh của sinh viên trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.
2. Hạn chế
+ Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì do thời gian kiến tập còn hạn chế cho nên em chưa thể tìm hiểu kỹ cũng như đi sâu vào các hoạt động diễn ra tại Trung tâm.
+ Do đây là lần đầu tiên đi thực tập được tiếp xúc với môi trường thực tế cho nên em còn nhiều bỡ ngỡ giữa lý thuyết và thực hành.

KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, em đã chấp hành tốt những quy định tại Trung tâm, luôn cố gắng để hoàn thành tốt công việc được giao.
Thời gian thực tập một tháng là rất ngắn vì thế bản thân em luôn phấn đấu để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thật nhiều cho bản thân nhằm phục vụ trong quá trình học tập tiếp theo và xa hơn nữa là quá trình công tác sau này tại địa phương cũng như xác định được trước cho mình những công việc của một người làm văn hóa trong tương lai và khi ra trường em sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, mong muốn được cống hiến hết sức mình cho xã hội, và góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do lượng kiến thức còn hạn chế cũng như việc thâm nhập khảo sát thực tế còn giới hạn nên nội dung bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót và chưa thật sự hoàn thiện. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Ban Giám đốc, thầy Hoàng Anh và các chị là cán bộ Văn hóa đang làm việc tại Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, cũng như Khoa Quản lý Văn hóa và Nghệ thuật - trường Đại học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám đốc và sự chủ động tích cực, sáng tạo của các cán bộ tại Trung tâm trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy được những mặt mạnh của mình cũng như khắc phục được những khó khăn để vươn lên trở thành một Trung tâm Văn hóa điển hình cho toàn Thành phố, cũng như ngày càng thực hiện tốt hơn công tác phục vụ quần chúng nhân dân đến tham gia sinh hoạt, vui chơi, và học tập tại Trung tâm.
Cuối cùng Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Khoa Quản lý Văn hóa và Nghệ thuật - trường Đại học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh cùng Ban Giám đốc, thầy Hoàng Anh, các cô chú, anh chị công nhân viên của Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt đợt kiến tập này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lê Na










PHỤ LỤC
Phụ lục I: NHẬT KÝ THỰC TẬP
+ Ngày 31/05: Đoàn thực tập gặp gỡ với Ban Giám Đốc và các Anh, Chị cán bộ phòng Nghiệp vụ tại Trung tâm Văn hóa Quận Thủ Đức. Làm quen với môi trường làm việc tại trung tâm.
+ Ngày 01/06: Anh Phòng, phòng Nghiệp vụ thông báo lịch hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới.
+ Ngày 02/06: Họp nhóm thực tập, vạch kế hoạch khảo sát nhu cầu giải trí và thưởng thức âm nhạc của nhân dân trong vùng
+ Ngày 03/06: Họp nhóm, lập đề cương khảo sát.
+ Ngày 04/06: Họp nhóm, đề ra các câu hỏi khảo sát
+ Ngày 07/06: Họp giao ban đầu tuần
+ Ngày 08/06: Họp nhóm lập nội dung cụ thể của phiếu khảo sát
+ Ngày 09/06: Lập phiếu khảo sát
+ Ngày 10/06: Xin Ban Giám đốc phê duyệt nội dung khảo sát
+ Ngày 11/06: Lập kế hoạch khảo sát
+ Ngày 14/06: Họp giao ban
+ Ngày 15/06: Tìm hiểu các hoạt động của tổ Thư viện
+ Ngày 16/06: Tìm hiểu các hoạt động của tổ nghiệp vụ văn
+ Ngày 17/06: Tìm hiểu các hoạt động của tổ truyền thống
+ Ngày 18/06: Tìm hiểu các hoạt động của Đội Thông tin lưu động
+ Ngày 21/06: Họp giao ban
+ Ngày 22/06 đến ngày 24/06: Tìm hiểu hoạt động của các lớp năng khiếu
+ Ngày 25/06: Tổng kết quá trình và kết thúc đợt kiến tập.