Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Dự án xây dựng thư viện tài liệu âm nhạc dân tộc

I. Giới thiệu chung
Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc với một nền văn minh lâu đời, có một nền âm nhạc dân gian phong phú. Những âm điệu, tiết tấu đặc trưng của dân ca, dân vũ là ngọn nguồn vô tận cho những tác phẩm của nhiều nhạc sĩ qua các thời kỳ.
Có rất nhiều hình thức của âm nhạc dân tộc cổ truyền, như: Dân ca Việt Nam, thể ngâm của thơ, hát ru, hò, hát giặm, các điệu lý, hát ví, hát quan họ, hát chầu văn, hát ả đào, ca Huế,… Tất cả những hình thức của âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam đều đang được bảo tồn và phát triển. Đó là nguồn vô tận cho các tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc của nhiều nhà soạn nhạc Việt Nam. Đã có rất nhiều ca khúc lấy cả một làn điệu dân ca rồi đặt lời mới như : Trông cây lại nhớ đến Người, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Những cô gái quan họ, Nổi trống lên núi rừng ơi...
Nghệ thuật âm nhạc dân gian, cổ truyền là kho tàng vô giá cho nhiều những sáng tạo hôm nay và mai sau, nó là cái hồn, cái bản sắc riêng của dân tộc cần phải được giữ gìn và phát huy giá trị.
II. Sự cần thiết của dự án
Ngày nay, khi tân nhạc phương Tây đang ngày càng lấn át, làm mờ dần những nét truyền thống trong âm nhạc dân tộc, làm đánh mất đi những thuần phong mỹ tục dân tộc trong tâm khảm của mỗi thanh thiếu niên. Âm nhạc dân tộc đang đứng trước nguy cơ lụi tàn trong đời sống âm nhạc của giới trẻ. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa quý báu trong âm nhạc dân tộc, là việc hết sức bức thiết.
III. Mô tả dự án
1. Tên dự án:
DỰ ÁN THƯ VIỆN TÀI LIỆU ÂM NHẠC DÂN TỘC

2. Phạm vi thực hiện dự án
Thư viện Nhạc Viện thành phố Hồ Chí Minh và thư viện Nhạc viện Hà Nội
3. Đối tượng hưởng thụ
+ Giảng viên, sinh viên, học sinh đang giảng dạy, học tập tại hai trường.
+ Các cán bộ nghiên cứu và các tầng lớp người dùng có nhu cầu.
4. Mục đích dự án
Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của âm nhạc dân tộc cổ truyền
5. Mục tiêu của dự án:
- Bổ sung, xử lý, phục vụ những tài liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền bằng phương pháp nghiệp vụ thư viện hiện đại.
- Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và kiến thức mới cho các cán bộ thư viện và nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình thư viện, hiện đại tiên tiến.
6. Hoạt động của dự án
1) Tìm hiểu, thống kê vốn tài liệu âm nhạc dân tộc của hai thư viện
2) Lập chính sách thu thập, bổ sung tài liệu âm nhạc dân tộc
3) Tập huấn về tin học và internet.
4) Tập huấn cho cán bộ thư viện những hiểu biết căn bản về âm nhạc dân tộc cổ truyền.
5) Tìm hiểu về cấu trúc Cơ sở dữ liệu của từng cơ quan tham gia, thống nhất một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung.
6) Xử lý kỹ thuật cho tài liệu và đưa tài liệu vào phục vụ người dùng, tăng cường nhiều hình thức phục vụ mới mẻ, thu hút như : trình chiếu video âm nhạc cổ truyền, tổ chức triễn lãm kết hợp với phục vụ,… Không ngừng giới thiệu các tài liệu hay có giá trị
IV. Quá trình triển khai: ( từ tháng 10 / 2009 đến 12/2010 )
* Nghiên cứu khả thi : từ tháng 01/10 đến tháng 31/12/2009
1. Lập kế hoạch chi tiết nghiên cứu khả thi
2. Thăm dò hiện trạng cụ thể của hai thư viện tham gia
3. Đánh giá nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu âm nhạc cổ truyền dân tộc của người dùng.
4. Học tập kinh nghiệm từ các thư viện trong nước, và ngoài nước.
5. Tổ chức hội thảo bàn luận về vấn đề phát triển và lưu giữ nguồn tài liệu âm nhạc cổ truyền.
6. Chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện và đề xuất phương án kỹ thuật công nghệ.
7. Báo cáo nghiên cứu khả thi và đề xuất kế hoạch cho giai đoạn hai và ba
Hoạt động chi tiết:
- Xác định nhu cầu về lượng người sử dụng.
- Thực hiện: Kế hoạch cụ thể về công việc, tổ chức nhân lực và tiến độ cho giai đoạn nghiên cứu khả thi
- Xác định hiện trạng, phương thức quản lý sử dụng hiện nay
- Thiết lập phiếu thăm dò hiện trạng bao gồm các phương thức quản lý sử dụng, hiện trạng cở sở hạ tầng, lượng người sử dụng, hướng phát triển.
- Tổ chức hội thảo với các thành phần tham dự là đại diện các thư viện nhằm giới thiệu dự án, công nghệ dự kiến sử dụng, phát phiếu thăm dò hiện trạng
- Thu hồi và phân tích phiếu thăm dò hiện trạng để phân loại theo quy mô phát triển
- Hội thảo chuyên đề: Tiến hành hội thảo nghiệp vụ chuẩn thống nhất và công nghệ mới sẽ sử dụng cho các thư viện có phát triển cao nhất.
- Xác định trình độ nghiệp vụ thư viện chuẩn hóa: Thực hiện:
+ Tổ chức nhóm nghiên cứu khả thi cho vấn đề nghiệp vụ thư viện chuẩn hóa.
+ Lên phương án tập huấn nghiệp vụ thư viện chuẩn hoá và thực hành công nghệ mới cho toàn thể cán bộ thư viện theo kết quả thăm dò.
- Xác định công nghệ, chuẩn kỹ thuật và cấu trúc hệ thống: Thực hiện:
- Tổ chức nhóm nghiên cứu tiền khả thi cho chuẩn công nghệ, chuẩn sử dụng và cấu trúc hệ thống.
- Xác định nhu cầu nâng cấp thư viện khi liên kết: Xác định các nhu cầu cụ thể trong việc nâng cấp, bổ sung cho các thư viện phát triển nhất hiện nay. Chi tiết hiện trạng các thư viện cần nâng cấp. Dự toán nhu cầu, liệt kê chi tiết thiết bị phần cứng và phần mềm cần nâng cấp cùng với dự tính tiến độ triển khai.
- Học tập kinh nghiệm: Tham quan một số mô hình thư viện để học tập kinh nghiệm nghiệp vụ quản lý, phương thức hợp tác liên thông thư viện và công nghệ sử dụng.
Kết quả:
a Báo cáo nghiên cứu khả thi
i. Chi tiết hiện trạng hai thư viện, nghiệp vụ quản lý và phương thức sử dụng, lượng người sử dụng, hướng phát triển khi liên kết
ii. Các nhu cầu đặt ra cho việc liên kết các thư viện, và phát triển thư viện từ góc độ nghiệp vụ quản lý và sử dụng
iii. Các phụ lục:
o Các phiếu thăm dò hiện trạng
o Báo cáo đánh giá hiện trạng các thư viện
o Báo cáo học tập kinh nghiệm liên thông thư viện
o Báo cáo kết quả chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện
o Báo cáo xây dựng giải pháp công nghệ
* Kế hoạch hoạt động cho giai đoạn hai và ba
1. Từ ngày 02/01/2010 đến 30/01/2010: Tìm hiểu, thống kê vốn tài liệu âm nhạc dân tộc của hai thư viện.
- Điều tra tình hình lưu giữ, nghiên cứu và xuất bản tài liệu âm nhạc cổ truyền dân tộc.
- Xem xét chi tiết về hiện trạng nguồn tài liệu này ở hai thư viện về số lượng, chất lượng, bảo quản, số lượng cán bộ thư viện, trình độ quản lý.
2. Từ 01/02/2010 đến 10/02/2010: Lập chính sách thu thập, bổ sung tài liệu âm nhạc dân tộc. ( 6 tháng làm một lần )
3. Tập huấn về tin học và internet
- Từ 14/02/2010 đến 14/03/2010 tại Hà Nội
4. Tập huấn cho cán bộ thư viện những hiểu biết căn bản về âm nhạc dân tộc cổ truyền.
- Từ ngày 15/03/2010 đến 20/03/2010 tại Hà Nội
5. Tìm hiểu về cấu trúc Cơ sở dữ liệu của từng cơ quan tham gia, trao đổi và thống nhất một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung.
Từ ngày 21/03/2010 đến 25/03/2010, tại Hà Nội.
- Nâng cấp phần cứng và phần mềm cho hai thư viện.
- Lựa chọn phần mềm hiệu quả.
- Xác định phương hướng đi đến thống nhất.
6. Xử lý nghiệp vụ, và đưa tài liệu vào phục vụ người dùng bắt đầu từ ngày 01/04/2010.
- Hỗ trợ nghiệp vụ cho nhau.
- Xây dựng CSDL số hóa luận văn.
- Bổ sung CSDL trực tuyến.
- Tập huấn nghiệp vụ: Tiến hành tập huấn nghiệp vụ chuẩn thống nhất.
V. Dự trù kinh phí
Hoạt động Kinh phí dự trù
Nghiên cứu tính khả thi của dự án 7.000.000
1) Tìm hiểu, thống kê vốn tài liệu âm nhạc dân tộc của hai thư viện
12.000.000
2) Lập chính sách thu thập, bổ sung tài liệu âm nhạc dân tộc
300.000.000 / năm
3) Tập huấn về tin học và internet.
30.000.000
4) Tập huấn cho cán bộ thư viện những hiểu biết căn bản về âm nhạc dân tộc cổ truyền.
10.000.000
5) Tìm hiểu về cấu trúc Cơ sở dữ liệu của từng cơ quan tham gia, thống nhất một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung.
1.000.000
6) Xử lý kỹ thuật cho tài liệu và đưa tài liệu vào phục vụ người dùng, tăng cường nhiều hình thức phục vụ mới mẻ, thu hút như : trình chiếu video âm nhạc cổ truyền, tổ chức triễn lãm kết hợp với phục vụ,… Không ngừng giới thiệu các tài liệu hay có giá trị ( hoạt động lien tục )
200.000.000/ năm
Tổng cộng 560.000.000/năm


KẾT QUẢ
Xây dựng nên hai thư viện tài liệu âm nhạc cổ truyền dân tộc với quy mô hiện hiện đại có liên kết cùng xây dựng và phát triển, chia sẻ thông tin, dùng chung CSDL trực tuyến và có thể liên thông với các hệ thống thư viện trong khu vực và trên thế giới.
Báo cáo thực hiện
- Kết quả đạt được
- Bài học kinh nghiệm
Tổ chức giới thiệu hai thư viện

Không có nhận xét nào: