Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Tỉnh HÒA BÌNH

TỈNH HÒA BÌNH
Nguồn lấy thông tin :
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_B%C3%ACnh#D.C3.A2n_c.C6.B0
http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7795
http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2009/8/199302/
http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2009/9/21/240544/
http://khudothimoi.com/khudothimoi/hoabinh.html

Thời gian truy cập : 10h10, ngày 24 tháng 09 năm 2009

a. Tỉnh Hòa Bình
Điều kiện tự nhiên :
Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.
- Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa ; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C . Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5°C.
- Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đêù với các sông lớn như Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, ...
Dân số : Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/2009).[1]. Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa Bình chỉ có 786.964 người.
Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.
Tỉnh này là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tớiHòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Đinh, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều con em người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình.
Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quí để phát triển du lịch công động và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình.
Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái Trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La.
Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình. Người H'mông sống tập trung ở xa Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh du cư, nhưng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đinh canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế - xã hội.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
Danh lam thắng cảnh :
Địa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hòa Bình không thể quên nhắc đến những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.

Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như:
• Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 360°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.
Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari .
• Thung lũng Mai Châu thuộc Huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách. Đêm nghỉ lại ở nhà sàn Mai Châu, du khách sẽ được xem múa, hát, nghe nhạc cồng chiêng.
• Đà Bắc- một huyện vùng cao là điểm dừng chân lý tưởng của du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa. Đà Bắc với cảnh quan nguyên sơ yên ả, thơ mộng của thị trấn miền núi Tây Bắc.
Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ đơn sơ nhưng rất nên thơ.
• Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, nới tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc, với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40km tiện lợi về giao thông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, khu du lịch Suối Ngọc Vua Bà, Sân golf 54 lỗ ở xã Lâm Sơn , hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á, ... luôn rất hấp dẫn với du khách bốn phương
Thế mạnh kinh tế của tỉnh :
- Du lịch
- Thủy điện : Nói đến Hòa Bình , người ta thường nghĩ đến Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lớn nhất nhì đông nam Á , nơi hàng năm sản xuất hàng tỉ kilowatt giờ điện phục vụ mọi nhu cầu của người dân trên nhiều miền đất nước
- Nông nghiệp : Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.
Chủ tịch ủy ban nhân dân : Bùi Văn Tỉnh
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hòa Bình có 148,2 km2 diện tích tự nhiên và dân số 93.409 người (tháng 7 năm 2009), bao gồm 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường: Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát, Thái Bình, Tân Thịnh, Tân Hòa, Hữu Nghị, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất, Hòa Bình, Yên Mông, Thái Thịnh, Trung Minh.
Địa giới hành chính thành phố Hòa Bình: phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi; phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc; phía Nam giáp huyện Cao Phong; phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Văn hóa - Du lịch
Hòa Bình là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, thành phố còn hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mường. Đây là lợi thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch.
Một trong những tâm điểm phát triển du lịch của thành phố là Công viên văn hoá đồi Ba Vành – suối Trì khoảng 100 ha. Đây được được coi là 1 làng bảo tàng văn hoá, trong đó có 6 làng văn hoá là dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông. Trong đó, người dân sẽ được đào tạo cơ bản về du lịch nhằm bảo tồn những nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc.
TÌNH HÌNH
Thiên tai, hoả hoạn: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hàng năm thường xảy ra một số loại thiên tai ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh như lũ quét, mưa lũ, xả lũ sông Ðà, lốc, mưa đá, hạn hán. Theo thống kê sơ bộ, từ năm 1990-2000, trên địa bàn tỉnh xảy ra 82 vụ thiên tai, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân trong tỉnh là 110 tỷ đồng.

Dịch cúm H1N1: SGGP).- Ngày 8-8, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình chính thức xác nhận trường hợp đầu tiên ở tỉnh bị nhiễm virus cúm A/H1N1 là một bé gái 3 tuổi. Trước đó, vào ngày 6-8, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) tiếp nhận bệnh nhi Đinh Trần Quỳnh Trang, trú tại thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy với triệu chứng sốt, ho, đau họng. Sau khi lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, đến sáng 8-8, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác định trường hợp của bé Trang dương tính với virus cúm A/H1N1.
21/09/2009, Tại tỉnh Hòa Bình, đến sáng nay, trường Trung học Dân tộc Nội trú tỉnh đã có 30 em học sinh có các triệu chứng sốt cao, có biểu hiện của nhiễm cúm A/H1N1, trong đó có 3 em đang được điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả có 1 học sinh nữ dương tính với cúm A/H1N1.

Không có nhận xét nào: